Thanh tra tỉnh Hưng Yên nói gì về việc “cấp phép” cho doanh nghiệp xâm hại đê kè?

Doanh nghiệp xâm hại tuyến đê sông Luộc, kè Thụy Lôi nhiều năm qua là điều thấy rõ nhưng lại được “ưu ái” hướng dẫn xin cấp phép hoạt động. Thanh tra tỉnh Hưng Yên cho rằng việc kiến nghị để doanh nghiệp hoàn tất thủ tục về đầu tư, cho thuê đất chỉ là dựa vào một văn bản của tỉnh trước đó.

Doanh nghiệp tư nhân An Hải xâm hại đê, kè nhiều năm những vẫn được
Doanh nghiệp tư nhân An Hải xâm hại đê, kè nhiều năm những vẫn được “ưu ái” hướng dẫn hợp thức hoạt động kinh doanh từ cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên.

Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin tới bạn đọc, việc Doanh nghiệp tư nhân An Hải và Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Hải (xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ) đang được cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên “ưu ái” hướng dẫn hoàn tất thủ tục về đầu tư, cho thuê đất để hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù, hai doanh nghiệp này lại liên tục có nhiều vi phạm hành lang an toàn đê điều, sử dụng đất sai mục đích gần chục năm qua. Đặc biệt, Doanh nghiệp tư nhân An Hải ngang nhiên xâm hại tuyến kè Thụy Lôi đã được nhà nước đầu tư không ít tiền của trước đó.

Theo tìm hiểu, Doanh nghiệp tư nhân An Hải do ông Đỗ Văn Cừ làm Giám đốc và Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Hải do bà  Lê Thị Kim Anh làm chủ (xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ) thực chất là một. Bởi đứng sau Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Hải là ông Đỗ Văn Tú – con trai ruột của ông Đỗ Văn Cừ. Hai doanh nghiệp này cùng với Công ty TNHH Quyền Anh của ông Đỗ Văn Quyền – em ông Đỗ Văn Cừ (xã Đức Thắng, huyện Tiên Lữ) hoạt động gần như thâu tóm việc kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Hải do ông Đỗ Văn Tú đứng sau (cùng với ông Đỗ Văn Cừ) còn nổi tiếng trong lĩnh vực vận tải với hàng chục phương tiện vận tải (xe howo – hổ vồ) chuyên vận chuyển vật liệu xây dựng với lô gô “thuyền buồm đỏ” đại náo khắp các ngả đường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Trên thực tế, hầu như những phương tiện này cơi nới thùng thành, chuyên chở quá tải trọng, phá nát kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng không hề bị cơ quan chức năng xử lý.

Hoạt động của đoàn xe mang lô gô
Hoạt động của đoàn xe mang lô gô “thuyền buồm đỏ” rộng khắp trên mọi tuyến đường của tỉnh Hưng Yên với việc chở quá tải trọng, cơi nới thùng thành nhưng không bị xử lý.

Trở lại với sự việc UBND tỉnh Hưng Yên có Kết luận số 491/KL-UBND do ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Thế Cử ký ngày 17/12/2018 – “Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng đất, khai thác cát, kinh doanh bến bãi vật liệu xây dựng và thuế đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố có tuyến sông Hồng, sông Luộc”. Trong kết luận đã chỉ ra sai phạm của Doanh nghiệp tư nhân An Hải là vi phạm hành lang đê điều (tuyến đê sông Luộc trên địa bàn huyện Tiên Lữ).

Trước đó, chủ doanh nghiệp này đã tiến hành làm thủ tục thuê hàng nghìn mét vuông đất với UBND xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ với mục đích sản xuất nông nghiệp nhưng lợi dụng sự buông lỏng quản lý, làm ngơ của cơ quan chức năng, ông Đỗ Văn Cừ đã lập bến bãi tập kết vật liệu trái phép. Khu vực bến bãi của ông Cừ nằm ngay sát bên tuyến kè Thụy Lôi và phần kè này cũng được sử dụng luôn vào mục đích vận chuyển, bốc xếp vật liệu xây dựng của doanh nghiệp.

Ngày 27/12/2014, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực II đã cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa số 5060/GPBTNĐ cho Doanh nghiệp tư nhân An Hải với vị trí bến từ Km 63+700 đến Km 63 + 740 bên bờ trái của sông Luộc thuộc xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Kết cấu, quy mô bến: Bến tạm, lợi dụng bờ tự nhiên. Mục đích sử dụng: Xếp dỡ hàng hóa thông thường. Phạm vi vùng đất: 1.886m2. Phạm vi vùng nước: chiều dài là 40m dọc theo bờ, chiều rộng 15m từ mép bờ trở ra. Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy có mớn nước đầy tải đến 2,0m ra, vào hoạt động. Thời gian hoạt động từ ngày 27/12/2014 đến 27/12/2019 – Bến tạm ngừng hoạt động trong mùa mưa bão.

Trong ngày 10/6/2019 mặc dù có Đoàn Thanh tra của UBND tỉnh Hưng Yên đang tiến hành thanh tra về sự chấp hành pháp luật về đê điều, bến bãi tập kết VLXD... nhưng Doanh nghiệp tư nhân An Hải vẫn vô tư hoạt động ngay trong mùa mưa bão.
Trong ngày 10/6/2019 mặc dù có Đoàn Thanh tra của UBND tỉnh Hưng Yên đang tiến hành thanh tra về sự chấp hành pháp luật về đê điều, bến bãi tập kết VLXD… nhưng Doanh nghiệp tư nhân An Hải vẫn vô tư hoạt động ngay trong mùa mưa bão.

Theo như kết luận của UBND tỉnh Hưng Yên thì Doanh nghiệp tư nhân An Hải vi phạm hành lang đê điều cùng với đó là việc sử dụng đất sai mục đích thuê từ UBND xã Hải Triều. Nhưng lạ thay, doanh nghiệp lại xin được Giấy phép từ Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực II? Theo chúng tôi được biết, bằng việc lợi dụng hợp đồng thuê đất từ UBND xã Hải Triều, doanh nghiệp này đã làm hồ sơ sau đó trình để Cảng vụ cấp giấy phép hợp thức hóa thành một bến thủy nội địa. Cảng vụ dường như cũng không cần quan tâm đến thực tế sử dụng đất của doanh nghiệp liệu có đúng, bờ tự nhiên hay đây là khu vực sạt lở đã được nhà nước đầu tư xây dựng kè? Và như thế lợi dụng giấy phép như một lá bùa, doanh nghiệp công khai hoạt động ngay cả trong mùa mưa lũ mà cũng không bị xử lý.

Ghi nhận thực tế tại nơi được gọi là bến thủy nội địa của Doanh nghiệp tư nhân An Hải vào ngày 12/6 vừa qua; mặc dù đây là thời điểm doanh nghiệp phải dừng hoạt động vì đang nằm trong mùa mưa bão (1/5 đến 31/10 hàng năm) nhưng những tàu lớn vẫn đậu sát tuyến kè Thụy Lôi, hoạt động bốc dỡ hàng hóa từ tàu lên các xe tải vẫn diễn ra tấp nập. Cũng tại thời điểm ghi nhận, một đoàn thanh tra của UBND tỉnh Hưng Yên cũng đang làm việc về hoạt động này trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

Ngay bên canh trụ sở của Cảnh sát đường thủy tỉnh Hưng Yên Công ty TNHH Quyền Anh đã dọn vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, lối mở lại được trạm cấp xăng dầu Đức An cho xe bồn xuống cấp dầu.
Ngay bên canh trụ sở của Cảnh sát đường thủy tỉnh Hưng Yên Công ty TNHH Quyền Anh đã dọn vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, lối mở lại được trạm cấp xăng dầu Đức An cho xe bồn xuống cấp dầu.

Trong buổi làm việc với ông Đỗ Văn Tuấn – Phó chánh Thanh tra tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Thắng – Trưởng phòng nghiệp vụ 2, Thanh tra tỉnh Hưng Yên; phóng viên đã đặt ra nhiều câu hỏi với hai vị đại diện của Thanh tra tỉnh. Đặc biệt, ông Đỗ Văn Tuấn chính là “Trưởng đoàn Thanh tra Về việc chấp hành pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng đất, khai thác cát, kinh doanh bến bãi vật liệu xây dựng và thuế đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố có tuyến sông Hồng, sông Luộc vào năm 2018”.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Thắng khẳng định bến bãi của Công ty TNHH Quyền Anh của ông Đỗ Văn Quyền là hoàn toàn trái phép, doanh nghiệp thuê đất của UBND xã và sử dụng sai mục đích đã được UBND xã thanh lý hợp đồng. Còn tại khu vực ngoài kè Thụy Lôi trong quá trình kiểm tra doanh nghiệp này không tập kết, chứa vật liệu. Tuy nhiên, khi phóng viên cho ông Thắng xem hình ảnh ghi nhận về việc doanh nghiệp vẫn tập kết vật liệu tại khu vực này thì ông Thắng lại nêu lý do việc thanh, kiểm tra là căn cứ theo hiện trạng, thời điểm.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân An Hải và Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Hải ông Thắng cho biết, hai doanh nghiệp này cũng tiến hành thuê đất của UBND xã Hải Triều và sử dụng sai mục đích, UBND xã đã thanh lý hợp đồng thuê đất với hai doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định Doanh nghiệp tư nhân An Hải không xâm hại kè Thụy Lôi do theo luật thì bến bãi của doanh nghiệp nằm cách kè 50m. Khi phóng viên cho ông Tuấn và ông Thắng xem video ghi nhận việc doanh nghiệp này xâm hại kè thì ông Thắng lại cho rằng trên video thì khó có thể xác định được. Và chỉ khi ông Tuấn gọi điện cho một người bên Cảnh sát đường thủy – Công an tỉnh Hưng Yên xác nhận thì đúng là điểm hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân An Hải.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của Nhà báo và Công luận, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ đã chỉ đạo Công ty TNHH Quyền Anh phải di dời vật liệu xây dựng ra khỏi khu vực tập kết vi phạm.
Sau khi tiếp nhận phản ánh của Nhà báo và Công luận, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ đã chỉ đạo Công ty TNHH Quyền Anh phải di dời vật liệu xây dựng ra khỏi khu vực tập kết vi phạm.

Về sự việc vì sao Doanh nghiệp tư nhân An Hải nhiều năm xâm hại đê sông Luộc, kè Thụy Lôi và vẫn được “ưu ái” hướng dẫn hoàn tất thủ tục về đầu tư, cho thuê đất để hoạt động sản xuất kinh doanh? Việc hướng dẫn này theo những quy định nào của pháp luật? Ông Đỗ Văn Tuấn trả lời: Về việc này thanh tra căn cứ theo văn bản số 190/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 25/01/2008 Về việc chấp thuận xây dựng bến neo đậu tầu, thuyền và bốc xếp vật liệu tạm thời tại vị trí K5+645 đến K5+890 đê tả sông Luộc, xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; khu vực này cũng nằm trong quy hoạch bến thủy nội địa theo tờ trình của Sở GTVT.

Việc thanh tra và kiến nghị của Thanh tra tỉnh Hưng Yên để UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn Doanh nghiệp tư nhân An Hải hoàn thiện thủ tục phải chăng có vấn đề? Bởi theo kết luận thanh tra không có bất kỳ dòng chữ nào chỉ ra đây là khu vực nằm bên kè Thụy Lôi, một tuyến kè trọng yếu được xây dựng để bảo vệ sông Luộc. Trong khi đó qua suốt nhiều năm doanh nghiệp đã xâm hại nghiêm trọng tuyến kè để hoạt động kinh doanh. Và điều đặc biệt, Thanh tra tỉnh Hưng Yên cũng không đưa ra bất kỳ viện dẫn về quy định nào của pháp luật để có thể hợp thức hóa cho doanh nghiệp mà chỉ dựa vào một Quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên cấp cho doanh nghiệp từ tháng 1/2008 liệu có còn hiệu lực và đúng với thực tiễn?

Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Quốc Trần

Có thể bạn quan tâm

Năng suất lao động doanh nghiệp Việt Nam chỉ bằng 30% Singapore

Dù lao động trong các doanh nghiệp góp phần tạo ra 60% GDP cả nước, …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *