Việt Nam dẫn đầu cuộc đua tăng trưởng trong ASEAN năm 2019 nhờ hưởng lợi chiến tranh thương mại

Báo cáo mới nhất của ICAEW dự báo tăng trưởng trung bình khu vực Đông Nam Á năm 2019 khoảng 5%, thấp hơn năm 2018 0,3 điểm %, do xung đột thương mại Mỹ – Trung và thắt chặt tiền tệ toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam là ngoại lệ.

Trong khi Singapore và Thái Lan chứng kiến sự suy giảm mạnh nhất, gần 1%, thì Việt Nam, Phillipines và Indonesia đều duy trì được tăng trưởng khá tốt khi mức giảm là không đáng kể, dưới 0,5%, và tiếp tục nằm trong top 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu.

Việt Nam là một trong hai quốc gia – là Phillipines, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình khu vực.

Tổng kết quý 3 năm 2018, ICAEW cho biết tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức vừa phải ở hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á. Tăng trưởng kinh tế trung bình có xu hướng chậm lại, còn 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 5,2% của quý 2. Việt Nam là trường hợp ngoại lệ khi tăng tốc lên 6,9%, từ 6,7% trong quý 2.

Trước hết, các nhà kinh tế của ICAEW đánh giá, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được ghi nhận là vị thế chính phủ trong lòng dân được cải thiện. Việt Nam tiếp tục duy trì được cầu cao với hàng hoá trong nước song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong khi đó, chi tiêu tài khóa dự kiến sẽ tăng mạnh ở các quốc gia Indonesia, Thái Lan và Philippines trước cuộc bầu cử sắp tới vào nửa đầu năm 2019, điều đó được cho rằng sẽ khiến nhiều chính phủ trong khu vực, bao gồm cả Indonesia và Malaysia bỏ lỡ các cơ hội củng cố tiềm lực tài chính đầy tham vọng cho năm 2019.

Thứ hai, Việt Nam là một trong số các quốc gia hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Theo các báo cáo của Maybank Kim Eng (Thái Lan), Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Malaysia có thể tận dụng cơ hội khi các công ty đa quốc gia (MNCs) và công ty Trung Quốc xây dựng các nhà máy mới tại đó và mở rộng năng lực sản xuất của họ.

“Việt Nam dường như đang chiếm được thị phần lớn nhất của chuỗi cung ứng dịch chuyển từ Trung Quốc, quốc gia này đang được xem là “mini-China”. Trong tương lai, Việt Nam sẽ sản xuất thay thế cho Trung Quốc”, các nhà phân tích của Maybank KE nói.

Thêm nữa, dòng vốn FDI ổn định vẫn đang tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, tính chung 11 tháng năm nay, Việt Nam đã thu hút được 2.714 dự án FDI cấp phép mới, tổng vốn đăng ký đã lên tới 16,5 tỷ USD.

Dẫn đầu lượng vốn FDI vẫn là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và theo sau đó là lĩnh vực bất động sản. Các đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong giai đoạn này là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cùng Trung Quốc và Thái Lan.

Về xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tính đến cuối tháng 11 năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến hơn 70% tổng kim ngạch. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là EU, Trung Quốc và ASEAN.

Nguyễn Thái Quỳnh Trang (Theo Trí thức trẻ/Theo ICAEW)

Có thể bạn quan tâm

Danh sách tài sản bị kê biên hé lộ thêm loạt BĐS đình đám liên quan bà Trương Mỹ Lan: Từ khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội đến Vietcombank Tower Saigon, Daewoo Hanoi…

Cơ quan điều tra cũng quyết định tiếp tục kê biên 16 quyền sử dụng …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *