Cách giúp người bệnh ung thư giảm nguy cơ nhiễm trùng

Người mắc bệnh ung thư nên hạn chế đám đông, tránh tiếp xúc với người đang ốm, không ăn đồ sống để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trong quá trình hóa trị, xạ trị ung thư, số lượng bạch cầu giảm khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng khi mắc ung thư khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Do đó, bệnh nhân ung thư thường được bác sĩ giải thích về nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian điều trị.

Bên cạnh các phương pháp y học giúp người bệnh chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn. Một số lưu ý trong thay đổi lối sống, sinh hoạt có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian hóa, xạ trị, theo Very Well Health (Mỹ).

Hạn chế đám đông

Một trong những nguy cơ nhiễm trùng phổ biến trong quá trình hóa trị liệu là tiếp xúc với những mầm bệnh khác. Tiếp xúc gần trong các khu vực kín có nguy cơ lây bệnh cao, nhất là các bệnh lây nhiễm qua đường nước bọt, không khí… Những địa điểm đông người có thể kể đến như xe buýt, trung tâm mua sắm, buổi biểu diễn âm nhạc…

Người bệnh ung thư nên lưu ý hạn chế đám đông vào thời gian dịch cao điểm, vì khả năng nhiễm virus lây bệnh cao hơn. Nếu phải tiếp xúc với đám đông, người bệnh nên đeo khẩu trang, tuân thủ khử khuẩn đúng quy định.


Đám đông có thể là nguồn lây bệnh. Ảnh: Freepik

Tránh tiếp xúc với người đang ốm

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với người đang ốm, kể cả người thân khi bạn đang trong thời gian điều trị ung thư. Tiếp xúc với nguồn lây bệnh, dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, dụng cụ ăn uống, đồ trang điểm có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Rủi ro thực phẩm

Một số thực phẩm có thể dẫn đến nhiễm trùng. Theo Very Well Health, mỗi năm tại Mỹ có gần 50 triệu trường hợp mắc bệnh do thực phẩm. Người bệnh ung thư nên tránh ăn thịt sống, chỉ ăn hải sản nấu chín, không ăn sushi cho đến khi bạn điều trị xong. Bạn nên rửa rau, củ quả cẩn thận, trứng phải nấu chín hoàn toàn, không ăn trứng hồng đào, trứng sống. Tránh ăn mật ong vì người mắc ung thư bị ức chế miễn dịch có thể bị ngộ độc.

Trong nấu ăn, bạn không nên sử dụng cùng một chiếc thớt để cắt thịt gà và rau sống vì dễ gây lây nhiễm chéo. Các biện pháp phòng tránh khác như không ăn trái cây và rau quả có dấu hiệu hư hỏng; tránh các loại pho mát, thực phẩm dễ bị mốc.

Hạn chế tiếp xúc vật nuôi

Vật nuôi có thể là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng. Vấn đề nhiễm trùng có thể lây từ động vật sang người. Trong quá trình hóa trị, xạ trị ung thư, người bệnh nên tránh nuôi mèo hoặc chó. Nếu trước đó đang nuôi mèo, bạn cố gắng giữ nó trong nhà, hạn chế cho vật nuôi tiếp xúc với bệnh ngoài vì nó có thể mang mầm bệnh về.

Bạn cũng nên nhờ người khác dọn vệ sinh và nhặt phân chó, mèo; chơi với thú cưng cẩn thận, không để nó cào, cắn và để lại vết xước. Đối với chim, cá, người mắc ung thư nên mang găng tay nếu nhặt phân, dọn lồng chim hoặc dọn bể cá. Bạn cũng nên tránh những vật nuôi như bò sát và động vật hoang dã trong quá trình hóa trị.

Chích ngừa, thay đổi thói quen sống

Thay đổi thói quen sống có thể gồm sử dụng máy cạo râu điện thay vì dao cạo râu, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, dùng bàn chải đánh răng mềm… Người mắc ung thư cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và chích các loại vaccnie được cho phép để giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.

Theo Anh Chi (Theo Very Well Health)/vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Những món quà tháng 3 dành tặng người phụ nữ ta yêu

Tháng 3, hãy mang niềm vui đến người phụ nữ mà bạn yêu quý bằng …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *