Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh xu hướng đột phá mới cho ngành gỗ & nội thất

Triển lãm quốc tế về Giải pháp Nội thất thông minh (tên tiếng Anh: SMART FURNITURE SOLUTIONS VIETNAM 2024, gọi tắt là: SFS VIETNAM 2024) đã được ra đời với sứ mệnh xúc tiến thương mại cũng như góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.      

Theo các chuyên gia ngành gỗ và nội thất, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 5.0 hiện nay, việc áp dụng công nghệ mới trong quy trình sản xuất chính là một giải pháp mang tính cấp thiết và hữu hiệu để có thể giúp doanh nghiệp ngành gỗ giải quyết những thách thức và khó khăn tồn đọng.

Triển lãm quốc tế về Giải pháp Nội thất thông minh (tên tiếng Anh: Smart Furniture Solutions Vietnam 2024, gọi tắt SFS Vietnam 2024) ra đời với mục đích xúc tiến thương mại cũng như góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Triển lãm do VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chi nhánh TP HCM phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại Dịch vụ B.I.F.A, Pablo Publishing & Exhibition PTE LTD đồng tổ chức.

Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Nội thất Thông minh sẽ chính thức diễn ra từ ngày 27 – 30/11/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC Expo Bình Dương. Quy tụ gần 300 gian hàng của 180+ nhà triển lãm và thu hút hơn 10,000 lượt khách tham quan, SFS VIETNAM 2024 hứa hẹn là một bước ngoặt đột phá của ngành gỗ Việt Nam cùng các vùng lãnh thổ lân cận.

SFS VIETNAM 2024 là cơ hội kết nối giao thương duy nhất với chi phí thấp nhất nhưng kết quả đạt được cao nhất cho việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp tham gia đến với người tiêu dùng trong lĩnh vực nội ngoại thất hiện đại, nguyên vật liệu và thiết bị Công nghệ 5.0.

Đối với tỉnh Bình Dương nói riêng, toàn tỉnh hiện có hơn 1.200 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, trong đó, có hơn 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngành chế biến gỗ cũng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương với kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2024 đạt 5.404,7 triệu USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 19% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ chiếm 83,8% tổng số, tăng 25% so với cùng kỳ; EU chiếm 4,1%, tăng 16%; Nhật Bản chiếm 2,8%, tăng 17,9%; Canada chiếm 2,4%, tăng 14%; Hàn Quốc chiếm 1,7%, tăng 16,3%; Úc chiếm 1%, tăng 9,9% (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương 10 tháng năm 2024).

Những tín hiệu tích cực từ ngành gỗ Bình Dương được ví như “đầu tàu” kéo ngành gỗ cả nước vào nhóm các ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng. Theo nhận định từ Sở Công thương tỉnh Bình Dương, để ngành gỗ phát huy kết quả đạt được như trên và vượt qua các thách thức mới, Sở tiếp tục cần tập trung triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm, trong đó có đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường, ký kết đơn hàng xuất khẩu mới ngoài các thị trường truyền thống.

Ban Tổ chức cho biết, triển lãm lần này quy tụ gần 300 gian hàng của 180+ nhà triển lãm và dự kiến thu hút hơn 10,000 lượt khách tham quan

Nhờ đẩy mạnh tăng trưởng về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam đang tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, tiêu dùng tại các thị trường lớn bắt đầu phục hồi, kỳ vọng cho ngành hàng này có cơ hội tăng tốc xuất khẩu trước mắt trong quý 4 và cả năm 2024.

Các doanh nghiệp tham gia gian hàng nổi bật

Doanh nghiệp FDI: Cty máy chế biến gỗ KDT, RIKEN, Nanxing, ITTA, MUSTANG,… Doanh nghiệp Việt Nam: Công ty CP Tập Đoàn Cơ Điện Phương Linh, Công Ty Máy …CBG Thượng Nguyên, Công ty Máy Móc Trường Phùng,…

Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Trung Quốc) về nhóm sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao là đồ mộc trong nhà và ngoài trời. Trong 9 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam ước đạt 12,15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vươn tới 170 thị trường thế giới. Trong đó 5 thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU – chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.

Với vị thế thuộc nhóm các nước có tỷ trọng xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới, ngành gỗ Việt Nam đã và đang mở rộng thị trường xuất khẩu, thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và ngày càng hiện diện nhiều hơn tại các thị trường mới nổi như UAE, Ấn Độ… Đến nay, các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vươn tới 170 thị trường thế giới, trong đó 5 thị trường lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.

Bắt đầu triển khai từ 20/8/2024 đến nay, Ban Tổ Chức chúng tôi cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh khu vực TP.HCM (VCCI-HCM) đã kết nối với 21 Sở Công Thương trên cả nước, triển khai chương trình Hỗ trợ dành cho doanh nghiệp địa phương đăng ký tham gia gian hàng. Trong đó, đã tiếp cận hơn 30.000+ doanh nghiệp lớn trong nước và hơn 5000 doanh nghiệp quốc tế đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đức, Ý, Trung Quốc và các vùng lãnh thổ…

Toàn tỉnh Bình Dương hiện có hơn 1.200 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, trong đó, hơn 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngành chế biến gỗ cũng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất tỉnh. Mỹ là thị trường chủ yếu của xuất khẩu gỗ Bình Dương, chiếm 83,3% tỷ trọng xuất khẩu. Ông Nguyễn Trường Thi – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương, kỳ vọng ngành gỗ Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ được hưởng lợi nhiều hơn sau khi ông Donald Trump lên nhậm chức tổng thống Mỹ vào năm tới.

Cũng theo ông Thi, để ngành gỗ tiếp tục phát triển và vượt qua các thách thức mới, một trong những hoạt động cần lưu tâm là đẩy mạnh xúc tiến thương mại nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường, ký kết đơn hàng xuất khẩu mới ngoài các thị trường truyền thống. Đó cũng là lý do để SFS Vietnam lần thứ 5 được tổ chức tại WTC EXPO Bình Dương.

Bà Dương Thị Tú Trinh, Tổng giám đốc B.I.F.A JSC cho biết, SFS Việt Nam có nhiều khác biệt để thu hút khách tham quan so với các triển lãm nội thất khác. Theo bà, điểm nhấn lớn nhất của triển lãm chính là giới thiệu các sản phẩm hài hòa giữa công nghệ hiện đại và thiết kế sáng tạo. Bên cạnh đó, triển lãm còn có nhiều hoạt động như hội thảo, trình diễn của Câu lạc bộ Sản xuất tinh gọn thuộc Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương. Xuyên suốt các ngày triển lãm đều diễn ra các minigame, với giải thưởng cao nhất có tổng giá trị đến 9.000 USD.

Triển lãm này tìm nhiều cách tạo điều kiện để các nhà đầu tư gặp gỡ, kết nối. Vì thế, ban tổ chức đã quảng bá thông tin về triển lãm tới nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở phạm vi Việt Nam và Bình Dương.

 

Theo: https://business24h.vn/trien-lam-quoc-te-ve-giai-phap-noi-that-thong-minh-xu-huong-dot-pha-moi-cho-nganh-go-noi-that/

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm sữa châu Âu và Ireland tăng cường quảng bá tại Triển lãm FiV 2024

Vừa qua, Sản phẩm sữa châu Âu và Ireland đã có mặt tại Triển lãm …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *