WHO ‘mất điểm’ vì Covid-19

Trump cắt ngân sách cho WHO giữa lúc đại dịch bao trùm toàn cầu, nhưng ông không phải người duy nhất nghi ngờ vai trò của tổ chức này.

“Họ có thẩm quyền, cũng như khả năng thách thức và đặt câu hỏi cho Trung Quốc về những việc nước này đang thực hiện. Họ cần phải làm điều đó vì sức khỏe toàn cầu, nhưng họ đã thất bại”, David Fidler, chuyên gia thuộc nhóm cố vấn Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, đề cập tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso gần đây cũng gọi WHO là “Tổ chức Y tế Trung Quốc”, đề cập tới quan hệ gần gũi giữa cơ quan này với Bắc Kinh. Giới chức Đài Loan còn cáo buộc WHO phớt lờ cảnh báo sớm của họ về Covid-19. Tính đến tối 15/4, gần một triệu người đã ký đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo về Covid-19 tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 30/1. Ảnh: Reuters.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo về Covid-19 tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 30/1. Ảnh: Reuters.

WHO được thành lập vào năm 1948 nhằm tăng cường sức khỏe cho thế giới, thường được ca ngợi vì những nỗ lực mở rộng chương trình tiêm chủng cho bệnh lao, bại liệt và các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt tại các nước đang phát triển.

Từ hồi tháng một, tổ chức trở thành trung tâm phản ứng toàn cầu trước Covid-19, tập hợp giới chuyên gia, thúc đẩy nghiên cứu, kêu gọi các nước tăng tốc xét nghiệm. Họ đã nhanh chóng gửi mẫu đối chiếu xét nghiệm nCoV cho hơn 70 phòng thí nghiệm khắp thế giới, đồng thời chuyển gần 2 triệu mặt hàng bảo hộ đến 74 quốc gia và dự kiến còn chuyển thêm.

Bất chấp những nỗ lực của WHO trong cuộc chiến chống Covid-19, tổ chức bị đánh giá không đủ sáng suốt để dẫn dắt thế giới vượt qua đại dịch. Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc WHO “khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó Covid-19 và che đậy sự lây lan của nCoV”. Ngay cả những người ủng hộ WHO cũng thắc mắc tại sao họ tỏ ra tin tưởng Trung Quốc, trong khi có thể hoài nghi nhiều hơn.

Sau đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2003, cuộc khủng hoảng mà Trung Quốc bị tố cáo ban đầu che giấu, WHO được trao quyền xem xét những nguồn tin không chính thống, như từ các tổ chức phi chính phủ, nhằm đánh giá mối đe dọa và ngăn chặn việc bưng bít thông tin. Tuy nhiên, quy định này bị nghi ngờ không được áp dụng với Covid-19.

Cuối năm 2019, nhiều bác sĩ tại Vũ Hán bắt đầu bàn luận về một căn bệnh giống SARS đang lây lan trong các bệnh viện, sau đó họ bị chính quyền buộc tội lan truyền tin đồn. Ngay trước giao thừa, Trung Quốc thông báo cho WHO về bệnh viêm phổi bí ẩn ở Vũ Hán. Tới ngày 5/1, tổ chức cho biết Trung Quốc báo cáo 44 ca nhiễm, nói thêm rằng các nhà điều tra nước này chưa thấy bằng chứng căn bệnh truyền từ người sang người.

Hôm 14/1, WHO cho hay giới chức Trung Quốc “vẫn chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng” về việc nCoV lây lan giữa mọi người. Họ không tỏ ra nghi ngờ hoặc bình luận gì về việc các bác sĩ bị bắt vì lan truyền tin đồn.

Một số dấu hiệu còn cho thấy Trung Quốc dường như “khai man” số liệu. Từ ngày 11 đến 17/1, thời điểm một cuộc họp chính trị lớn của tỉnh Hồ Bắc được tổ chức, Ủy ban Y tế Vũ Hán cho biết họ không ghi nhận ca nhiễm hoặc tử vong mới nào. Tuy nhiên, nửa đêm ngày 18/1, họ đột nhiên báo cáo thêm trường hợp, khiến các chuyên gia nghi ngờ.

“WHO chỉ đều đặn nhắc lại lời Trung Quốc, như thể đó là thông tin của chính họ và đã được kiểm chứng”, Lawrence Gostin, giáo sư về luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, Mỹ, nhận xét, nói thêm rằng nếu WHO quan tâm đến số liệu, họ đã không đưa ra những phát ngôn như vậy.

“WHO phụ thuộc vào dữ liệu từ các quốc gia thành viên, nhưng họ có thể cảnh báo về những lỗ hổng trong dữ liệu, hoặc đơn giản nói rằng họ không thể xác minh chúng một cách độc lập. Với việc trích dẫn số liệu của Trung Quốc, giới chức WHO đã trao sự tin cậy cho những thông tin sai lệch”, Gostin nhận định.

Đến ngày 20/1, giới chức Trung Quốc mới thừa nhận rằng nCoV truyền từ người sang người. Tại thời điểm đó, Vũ Hán đã quay cuồng trong khủng hoảng, các ca nhiễm xuất hiện khắp Trung Quốc và lan sang cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí tới tận Mỹ.

Tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở của WHO, một ủy ban khẩn cấp được triệu tập hôm 23/1 nhằm quyết định có nên tuyên bố tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp toàn cầu hay không, trong lúc giới chức Trung Quốc bắt đầu phong tỏa Vũ Hán. Bất chấp nhiều ý kiến trái chiều, ủy ban vẫn kết luận đây không phải tình trạng khẩn cấp, khiến các chuyên gia y tế ngỡ ngàng.

Ngày 30/1, một tháng sau khi các bác sĩ Trung Quốc cảnh báo về dịch bệnh, WHO mới tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. “Chính phủ Trung Quốc được ca ngợi vì những biện pháp phi thường mà họ đã thực hiện. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về cam kết minh bạch của Trung Quốc”, Giám đốc WHO Tedros nói.

Hồi cuối tháng một, khi giới chức Trung Quốc thừa nhận họ nên hành động sớm hơn, WHO và Tedros vẫn cam đoan với thế giới rằng họ đang làm rất tốt. Sau cuộc gặp riêng với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 28/1, Tedros ca ngợi cách nước này xử lý dịch bệnh và tính hiệu quả trong “hệ thống của Trung Quốc”.

Một số người cho rằng những lời tán dương này nằm trong chiến lược thuyết phục Trung Quốc cho phép nhóm chuyên gia quốc tế đến đây để tìm hiểu về Covid-19. Nhưng sau khi nhóm chuyên gia của WHO tới Trung Quốc hồi giữa tháng 2, Tedros và đội ngũ của ông vẫn không thay đổi giọng điệu. Nhiều người còn thắc mắc tại sao đến ngày 11/3 Tedros mới tuyên bố Covid-19 là đại dịch, trong khi nó vốn đang tàn phá khắp các lục địa.

Cập nhật: 14:51, 17/4|Nguồn: WorldOMeters

Nhiễm Tử vong
Châu Âu 1,016,209 92,258
Bắc Mỹ 725,964 36,785
Mỹ 678,210 34,641
Châu Á 346,901 13,733
Tây Ban Nha 184,948 19,315
Italy 168,941 22,170
Pháp 165,027 17,920
Đức 137,698 4,052
Anh 103,093 13,729
Trung Quốc 82,692 4,632
Iran 77,995 4,869
Thổ Nhĩ Kỳ 74,193 1,643
Nam Mỹ 67,848 3,064
Bỉ 34,809 4,857
Brazil 30,891 1,952
Canada 30,106 1,195
Hà Lan 29,214 3,315
Nga 27,938 232
Thụy Sỹ 26,732 1,281
Châu Phi 19,068 969
Bồ Đào Nha 18,841 629
Áo 14,499 410
Ấn Độ 13,495 448
Ireland 13,271 486
Israel 12,855 148
Thụy Điển 12,540 1,333
Peru 12,491 274
Hàn Quốc 10,635 230
Nhật Bản 9,231 190
Chile 8,807 105
Ecuador 8,225 403
Oceania 8,003 74
Ba Lan 7,918 314
Romania 7,707 400
Pakistan 7,025 135
Na Uy 6,905 152
Đan Mạch 6,879 321
Australia 6,497 63
Czech 6,437 170
Saudi Arabia 6,380 83
Mexico 6,297 486
UAE 5,825 35
Philippines 5,660 362
Indonesia 5,516 496
Serbia 5,318 103
Malaysia 5,182 84
Ukraine 4,662 125
Singapore 4,427 10
Belarus 4,204 40
Qatar 4,103 7
Panama 4,016 109
Cộng hòa Dominica 3,755 196
Luxembourg 3,444 69
Phần Lan 3,369 75
Colombia 3,233 144
Thái Lan 2,700 47
Ai Cập 2,673 196
Argentina 2,669 122
Nam Phi 2,605 48
Morocco 2,283 130
Algeria 2,268 348
Hy Lạp 2,207 105
Moldova 2,154 54
Croatia 1,791 35
Hungary 1,763 156
Iceland 1,739 8
Bahrain 1,700 7
Bangladesh 1,572 60
Kuwait 1,524 3
Kazakhstan 1,480 17
Iraq 1,434 80
Estonia 1,434 36
New Zealand 1,409 11
Uzbekistan 1,380 4
Azerbaijan 1,283 15
Slovenia 1,268 61
Armenia 1,201 19
Bosnia & Herzegovina 1,167 43
Lithuania 1,149 32
Macedonia 1,081 46
Oman 1,019 5
Hong Kong 1,018 4
Cameroon 996 22
Slovakia 977 8
Afghanistan 906 30
Cuba 862 27
Bulgaria 825 40
Tunisia 822 37
Cyprus 735 12
Diamond Princess 712 13
Ivory Coast 688 6
Andorra 682 33
Latvia 682 5
Lebanon 663 21
Costa Rica 642 4
Ghana 641 8
Niger 609 15
Djibouti 591 2
Burkina Faso 546 32
Albania 518 26
Uruguay 502 9
Kyrgyzstan 489 5
Bolivia 465 31
Channel Islands 457 19
Honduras 442 41
Nigeria 442 13
Guinea 438 1
San Marino 426 38
Malta 412 3
Jordan 402 7
Đài Loan 395 6
Reunion 394
Palestine 374 2
Georgia 370 3
Senegal 335 2
Mauritius 324 9
Montenegro 303 4
Isle of Man 284 4
Việt Nam 268
DRC 267 22
Sri Lanka 238 7
Kenya 234 11
Mayotte 233 3
Guatemala 214 7
Venezuela 204 9
Paraguay 199 8
Faeroe Islands 184
El Salvador 177 7
Mali 171 13
Martinique 158 8
Guadeloupe 145 8
Jamaica 143 5
Rwanda 138
Brunei 136 1
Gibraltar 132
Campuchia 122
Congo 117 5
Trinidad & Tobago 114 8
Madagascar 111
Aruba 95 2
Gabon 95 1
Tanzania 94 4
Monaco 93 3
Ethiopia 92 3
Guiana 86
Myanmar 85 4
Bermuda 81 5
Togo 81 5
Somalia 80 5
Liechtenstein 79 1
Barbados 75 5
Quần đảo Cayman 61 1
Liberia 59 6
Sint Maarten 57 9
Cabo Verde 56 1
Guyana 55 6
French Polynesia 55
Uganda 55
Bahamas 53 8
Guinea Xích Đạo 51
Libya 49 1
Zambia 48 2
Macau 45
Guinea-Bissau 43
Haiti 41 3
Saint Martin 35 2
Benin 35 1
Eritrea 35
Syria 33 2
Sudan 32 5
Mông Cổ 31
Mozambique 31
Chad 27
Maldives 25
Zimbabwe 24 3
Antigua and Barbuda 23 3
Angola 19 2
Lào 19
Belize 18 2
New Caledonia 18
Timor-Leste 18
Fiji 17
Malawi 16 2
Eswatini 16 1
Nepal 16
Dominica 16
Namibia 16
Botswana 15 1
Saint Lucia 15
Sierra Leone 15
Curacao 14 1
Grenada 14
Saint Kitts and Nevis 14
CAR 12
St. Vincent Grenadines 12
Turks and Caicos 11 1
Falkland 11
Greenland 11
Montserrat 11
Seychelles 11
Suriname 10 1
MS Zaandam 9 2
Gambia 9 1
Nicaragua 9 1
Vatican City 8
Mauritania 7 1
Papua New Guinea 7
St. Barth 6
Western Sahara 6
Burundi 5 1
Bhutan 5
Quần đảo Virgin thuộc Anh 4
Sao Tome and Principe 4
Nam Sudan 4
Anguilla 3
Caribbean Netherlands 3
Saint Pierre Miquelon 1
Yemen 1
2,184,714Nhiễm
146,898Tử vong
553,227Khỏi
  • Việt Nam
  • Thế giới

Mặc dù vậy, ngay cả những người chỉ trích WHO cũng lo ngại hậu quả thảm khốc từ việc Trump cắt ngân sách cho tổ chức và kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét lại. Nghị sĩ Đức Norbert Rottgen cho rằng phản ứng của WHO với Trung Quốc “đáng lo ngại”, nhưng những điều đó nên được giải quyết sau khi đại dịch chấm dứt.

“Đây không phải lúc đóng băng viện trợ. Điều đó sẽ gây tổn hại nhiều nhất cho những quốc gia không đủ khả năng tự hành động”, Rottgen giải thích trong bài đăng trên Twitter.

Kristine Lee, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, cảnh báo quyết định cắt ngân sách sẽ không mang lại kết quả chính quyền Trump mong đợi. Theo Lee, việc Trump quay lưng với WHO còn “giúp Bắc Kinh bước vào tổ chức dễ dàng hơn”.

Bình luận viên Emily Rauhala của Washington Post nhận định loạt thông điệp về Trung Quốc của WHO đã làm lu mờ những cống hiến của họ trong cuộc chiến chống Covid-19, gây mất uy tín của cơ quan này ngay lúc họ cần đến nó nhất. Một số người thậm chí kêu gọi giải thể WHO.

“Bạn sẽ thay thế WHO bằng cơ quan nào? Việc thuyết phục 194 quốc gia chấp nhận một tổ chức mới có bao giờ khả thi hay không?” David Heymann, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, đồng thời là cố vấn của WHO, đặt ra câu hỏi.

Kelley Lee, giáo sư tại Đại học Simon Fraser ở Canada, người từng viết sách về WHO, đánh giá Covid-19 chứng minh tính cấp thiết của một cơ quan đủ năng lực và được tài trợ tốt. Theo bà, việc đầu tư củng cố sức mạnh cho WHO “sẽ rẻ hơn nhiều so với hàng nghìn tỷ USD mà chúng ta đang tiêu tốn hiện nay”.

“Đó là việc sớm muộn cũng phải chi trả”, Lee nói.

Ánh Ngọc (Theo Washington Post)

https://vnexpress.net/who-mat-diem-vi-covid-19-4085970.html

Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản tăng trưởng âm

Sau hai quý liên tiếp đi lên, GDP Nhật Bản quay đầu giảm trong quý …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *