Bác sĩ 28 tuổi đột tử sau 10 ngày đối phó virus corona

Bác sĩ Tống Anh Kiệt (28 tuổi) ở tỉnh Hồ Nam –Trung Quốc đột tử do làm việc quá sức sau 10 ngày liên tiếp chống chọi với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

 Dịch viêm đường hô hấp cấp tiếp tục lan rộng, nhiều nhân viên y tế tuyến đầu tử vong và bác sĩ Tống là trường hợp mới nhất. Bác sĩ Tống sinh sống ở trấn Đông Hồ, huyện Hoành San, là tổ phó tổ dược của bệnh viện Mã Tích Vệ.
Bác sĩ 28 tuổi đột tử sau 10 ngày đối phó virus corona - Ảnh 1.

Bác sĩ Tống Anh Kiệt. Ảnh: THỜI BÁO TỰ DO

Theo China News, sau khi trở lại ký túc xá bệnh viện sau giờ làm việc, vào nửa đêm ngày 3-2, bác sĩ lên cơn đau tim do công việc quá tải, dẫn đến tử vong. Bác sĩ Tống bắt đầu làm việc ở bệnh viện Mã Tích Vệ vào tháng 4-2016.

Bác sĩ 28 tuổi đột tử sau 10 ngày đối phó virus corona - Ảnh 2.

Tống Anh Kiệt tại trạm thu phí. Ảnh: CHINA NEWS

Những ngày qua, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền nhiều hình ảnh vất vả, cảm động của các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona . Trong đó, hình ảnh đôi tay nứt nẻ đến rướm máu và bức thư gửi bố mẹ ở quê nhà của nữ y tá Hồ Bội (22 tuổi, làm việc tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Hồ Nam) đặc biệt thu hút sự quan tâm của dân mạng.

 Trong lá thư, Hồ Bội cho biết cô đã ở trong khu vực cách ly của bệnh viện 4 ngày. Trong khoảng thời gian đó, những việc cô cần làm cứ lặp đi lặp lại: đeo dụng cụ bảo hộ, phun thuốc khử trùng và chăm sóc người bệnh.
Bác sĩ 28 tuổi đột tử sau 10 ngày đối phó virus corona - Ảnh 3.

Hồ Bội và đôi tay nứt nẻ đến rướm máu. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Bác sĩ 28 tuổi đột tử sau 10 ngày đối phó virus corona - Ảnh 4.

Nhân viên y tế Trung Quốc tạm nghỉ lấy lại sức. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Sau khi liên tục sử dụng găng tay y tế, thuốc khử trùng để giữ cho bàn tay không bị dính vi khuẩn, virus trong khi điều trị cho bệnh nhân, tay của Hồ Bội bắt đầu có dấu hiệu xấu đi, với phần da nứt nẻ, bong tróc và rướm máu ở lòng bàn tay. Trấn an người thân, nữ y tá cho biết công việc hiện tại chính là cách cô đền đáp những gì mình nhận được trong quá khứ.

Vào năm 2002-2003, lúc đó Hồ Bội khoảng 4 tuổi, cô được các nhân viên y tế bảo vệ khỏi đại dịch SARS. “Giờ đến lượt chúng con bảo vệ mọi người. Tiền tuyến cần con. Bệnh nhân cần con” – Hồ Bội viết.

Theo H.Bình

Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Lạm phát Mỹ tiếp tục hạ nhiệt

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 10 tăng chậm lại, dấy lên …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *