Muôn trùng khó khăn
Thông thường, cuối năm là thời điểm thị trường bất động sản (BĐS) bước vào giai đoạn giao dịch sôi động nhất. Tuy nhiên, hiện BĐS đang lâm vào tình cảnh khó khăn khi dòng vốn rời bỏ thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều biến động về tài chính, tín dụng, người mua lại càng thận trọng trong việc “xuống tiền” vào BĐS.
Thời điểm này những năm trước, các giao dịch tăng trưởng sôi động, từ chung cư cho tới đất nền. Tuy nhiên, năm nay khi kinh tế có nhiều biến động, người mua càng thận trọng khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền cũng như khả năng thanh khoản.
Báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam về thị trường BĐS quý 3/2022 cho thấy, nguồn cung đang có xu hướng giảm rõ rệt. Tỷ lệ hấp thụ trong quý 3/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Dòng vốn BĐS gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Giá bán có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết mua lại…
Từ nhận định về diễn biến của thị trường địa ốc hiện tại, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, BĐS sẽ gặp nhiều thách thức và khó khăn. Nhưng có một yếu tố quan trọng có thể thấy là sẽ không có diễn biến “bong bóng” như trước đây. Khó khăn này được xem như là cơ hội để thị trường BĐS định hình giá trị thực giúp nhiều người dân có thể chạm tay vào giấc mơ sở hữu BĐS cũng như trở thành kênh đầu tư tiềm năng hơn cả.
Và chắc chắn, người có tầm nhìn luôn chọn những thời điểm “nguội” để xuống tiền cho BĐS thay vì chen chúc những lúc “nóng sốt” bởi đó là lúc họ tiếp cận được giá tốt nhất. Khó khăn của thị trường lại trở thành cơ hội “vàng” với nhiều người khi họ hiểu không phải lúc này để sở hữu BĐS thì không biết đến bao giờ.
“Thời cơ vàng” chọn lọc giá trị thật
Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, tại các sàn giao dịch BĐS hiện nay, những nhà đầu tư lướt sóng đều vắng bóng. Người dân có nhu cầu thật sự sẽ quyết định mức giá “thật” của các sản phẩm BĐS. Khi ấy, tình trạng “bong bóng”, “thổi giá” sẽ không tồn tại, mức giá trở nên tích cực hơn và sẽ được điều tiết về giá trị, nhu cầu của người mua, từng bước cân bằng thị trường.
Hiện nay, những dự án có giá mềm, vị trí đắc địa, thuận tiện kết nối với các đô thị vệ tinh, đón đầu xu hướng giãn dân của TP.HCM tại các vùng giáp ranh với thành phố được xem là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Có thể kể đến một số khu vực như TP.Dĩ An, TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An (Bình Dương), TP.Biên Hòa (Đồng Nai), Cần Giuộc, Đức Hòa, Bến Lức (Long An)… Trong đó, Long An có lợi thế hơn cả vì giá bất động sản còn thấp so với các khu vực lân cận, hạ tầng những năm gần đây được đặc biệt chú trọng phát triển… kỳ vọng sẽ là điểm sáng của thị trường trong thời gian tới.
Nổi bật trong các địa phương của Long An phải kể đến Cần Giuộc – nằm ngay cửa ngõ Nam Sài Gòn, đang là đích ngắm mới của các nhà đầu tư khi quỹ đất nội đô TP.HCM ngày càng thu hẹp. Thực tế, so với các quận trung tâm TP.HCM, giá bất động sản Cần Giuộc vẫn còn mềm, khả năng tăng lên là hoàn toàn có thể.
Ngoài ra, hạ tầng giao thông đang trong quá trình hoàn thiện cũng được xem là điểm nhấn đòn bẩy quan trọng tác động mạnh đến mặt bằng giá BĐS Cần Giuộc. Hiện nhiều công trình trọng điểm tăng cường kết nối đến TP.HCM đã chính thức khởi công như dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, ĐT826E… Cần Giuộc hiện đang định hướng trở thành trung tâm đô thị và công nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ở góc độ người tiêu dùng khôn ngoan, bên cạnh việc chọn BĐS có vị trí đắc địa, hưởng trọn lợi thế kết nối hạ tầng của các vùng lân cận… thì việc sở hữu một không gian sống lý tưởng cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Theo đó, dù là đầu tư hay mua ở, khách hàng luôn chọn những dự án với nhiều dịch vụ tiện ích thuận tiện và đẳng cấp như trung tâm thương mại, mua sắm, vui chơi, giải trí… tạo nên sự sầm uất và tiện nghi cho cư dân như sống giữa lòng phố thị.
Ngoài ra, những dự án có chính sách bán hàng hấp dẫn nhằm hỗ trợ tối ưu và giảm áp lực tài chính cho khách hàng trong thời điểm này cũng được đặc biệt quan tâm: hỗ trợ thanh toán linh hoạt làm nhiều đợt, chỉ thanh toán 30% đến khi nhận bàn giao, tăng thời gian ân hạn gốc và lãi suất 0%, duyệt hồ sơ nhanh chóng…
Nhìn lại những năm khủng hoảng kinh tế 2008 – 2012, nhiều nhà đầu tư đã không mua BĐS mà gửi tiền vào ngân hàng. Thế nhưng, cũng nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn đó không bỏ tiền vào ngân hàng mà mua BĐS có tiềm năng tăng giá và sau đó đã bán ra hưởng mức lợi nhuận cao nhất. Chính vì thế, mỗi nhà đầu tư thông minh dựa vào khả năng tài chính của bản thân nên có quyết định cho riêng mình, không nhất thiết chạy theo tâm lý đám đông.
Theo