Điều gì xảy ra khi Philippines rút khỏi Tòa hình sự quốc tế?

Philippines ngày 16.3 gửi công văn chính thức cho Liên Hiệp Quốc, tuyên bố rút khỏi hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế, cơ quan đang xúc tiến điều tra cuộc chiến chống ma túy đẫm máu ở nước này.


Trước đó, Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 14.3 cũng tuyên bố Philippines sẽ rời khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Sau đây những câu hỏi và lời giải đáp xung quanh động thái mới của quốc gia Đông Nam Á, theo Hãng tin AFP:

Tại sao ông Duterte làm như vậy?

ICC vào ngày 9.2 tuyên bố khởi động cuộc điều tra về cáo buộc cảnh sát Philippines đã giết hàng ngàn con nghiện và những kẻ cò mồi mua bán ma túy trong chiến dịch được triển khai từ giữa năm 2016, thời điểm ông nhậm chức tổng thống. Trước đó ông Duterte từng đe dọa sẽ rút khỏi ICC để phản đối cuộc điều tra mà theo ông là mang mưu đồ chính trị này.

Liệu ICC có thể tiếp tục điều tra?

Câu trả lời là cuộc điều tra của ICC vẫn được tiến hành, theo các luật sư Philippines.

“Việc rút khỏi ICC chỉ có hiệu lực sau một năm thông báo”, theo bà Celeste Mallari, giáo sư Đại học Philippines.
Philippines hiện là thành viên ICC?

Ông Duterte trước đây từng tuyên bố Philippines chưa bao giờ hoàn tất việc ký kết để trở thành thành viên của ICC.

Tuy nhiên, cựu luật sư trưởng của chính quyền Manila, ông Florin Hilbay chỉ ra hiệp ước đã được thượng viện thông qua dưới thời Tổng thống Benigno Aquino vào năm 2011.
Ông Duterte có thể ngăn cản điều tra?

Tổng thống Duterte đã ra lệnh cho giới quân nhân và cảnh sát không hợp tác với ICC về vụ việc.

Giới chức nước này cũng khẳng định Manila có thể trích dẫn điều luật quy định ICC không thể đoạt được quyền thực thi pháp lý từ một nước mà hệ thống luật pháp vẫn đang vận hành.

Ảnh hưởng đối với Philippines?
“Tôi cho rằng đây sẽ là một sự bẽ mặt đối với Philippines trước cộng đồng quốc tế”, theo ông Hilbay.
Được thành lập vào năm 2002, ICC là tòa án xử tội phạm chiến tranh duy nhất trên thế giới, và tiếp nhận các vụ án nghiêm trọng nhất khi các tòa án của nước thành viên không đủ năng lực hoặc không muốn hội thẩm.
Theo Thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm

Dồn lực chuẩn bị đổi thẻ căn cước

Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *