Thị trường chuyển nhượng khách sạn nhộn nhịp hơn trong mùa Covid-19

Theo JLL Việt Nam, dù dịch bệnh, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn tích cực theo dõi thị trường khách sạn cao cấp tại Tp.HCM nói riêng, cả nước nói chung.
Thị trường chuyển nhượng khách sạn nhộn nhịp hơn trong mùa Covid-19
Theo đó, các cơ hội chuyển nhượng trong trung tâm thành phố được tiếp tục tìm kiếm, phần lớn do sự khan hiếm đất trống để phát triển dự án mới.

“Chúng tôi kỳ vọng các khách sạn bốn và năm sao trong khu vực trung tâm sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, đại diện JLL chia sẻ.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường: Hạn chế về điều kiện cho vay đối với các nhà đầu tư trong nước được dự đoán sẽ thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào thị trường. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các nhà đầu tư muốn mua cổ phần trong các dự án hiện hữu.

Giao dịch chuyển nhượng sẽ sôi động hơn

JLL cho rằng sẽ có nhiều giao dịch từ các công ty nước ngoài, các chủ sở hữu dự án BĐS khác cũng như các giao dịch từ các dự án khách sạn vừa và nhỏ trên cả nước sau dịch Covid-19.

Đồng thời đơn vị này cũng dự đoán sẽ có các giao dịch từ các chủ sở hữu nhiều loại hình BĐS muốn thoái vốn khỏi khách sạn sau khi đã đánh giá các giải pháp tài chính ngắn hạn và giải pháp dòng tiền cho đến khi du cầu du lịch, khách sạn và doanh thu phục hồi.

Kể từ khi trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 1, RevPAR toàn thị trường Tp. Hồ Chí Minh giảm liên tục từ tháng 2 đến tháng 4 do các biện pháp phòng dịch được áp dụng chặt chẽ.

Khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ vào ngày 22 tháng 4, vghi nhận tăng trưởng theo tháng trong tháng 5 do kết quả của tăng trưởng về công suất phòng. Điều này cho thấy Tp.HCM là một trong những thành phố đầu tiên phục hồi sau đại dịch.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, JLL cũng đề xuất các giải pháp để hoạt động kinh doanh khách sản duy trì, hồi phục. Cụ thể:

 Đánh giá cẩn trọng về định vị và phân khúc kinh doanh của khách sạn trong bối cảnh nguồn cung phòng hiện hữu và tương lai.

Tính toán điểm hòa vốn của công suất phòng và các yếu tố tăng trưởng có tính đến tiềm năng “bong bóng du lịch” đang được chính phủ Việt Nam xem xét.

Phối hợp chặt chẽ với đơn vị vận hành và đối tác phân phối để đưa ra chiến lược khác biệt hóa đối với thị trường nội địa, nhắm đến cả khách Việt Nam và người nước ngoài đang ở tại địa phương trước khi biên giới được mở cửa.

Tận dụng các chương trình kích cầu du lịch nội địa của chính phủ nhằm khởi động lại hoạt động kinh doanh và xây dựng danh sách khách hàng thân thiết nội địa. Ra mắt các gói tùy chọn bổ sung như ăn tối, vé máy bay, dịch vụ đưa rước sân bay hoặc các dịch vụ gia tăng khác.

Cùng với việc biên giới được mở cửa lại, khách sạn cần tận dụng cơ hội đối với các khách du lịch sau Covid-19, nắm bắt những hạn chế và thiết lập tiêu chuẩn cũng như quy trình hoạt động an toàn sau khi mở cửa biên giới.

Nhắm vào hoạt động hội nghị và triển lãm (MICE) tại địa phương và phân khúc công chức/nhân viên công vụ.

Chương trình hỗ trợ tài chính của chính phủ đối với nhân viên khách sạn sẽ kết thúc trong tháng 7, vì vậy khách sạn cần lập ngân sách tại điểm không tuyệt đối để có cấu trúc hoạt động nhân sự linh hoạt.

Xem xét các doanh thu thay thế, chẳng hạn như hợp tác với các đối tác giao hàng trực tuyến (Grab, Now,…), tổ đếchức các chương trình khuyến mãi mang đi cho các nhân viên văn phòng/cư dân trong khu vực lân cận để gia tăng doanh thu ẩm thực. Nghiên cứu và hợp tác với các đối tác chiến lược thẻ tín dụng và ví điện tử để quảng cáo dịch vụ ẩm thực n khách địa phương.

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ

http://ttvn.toquoc.vn/thi-truong-chuyen-nhuong-khach-san-nhon-nhip-hon-trong-mua-covid-19-4202018102010187.htm

Có thể bạn quan tâm

Từ nay đến năm 2030 Bình Dương có thêm 10 khu công nghiệp

Các dự án khu công nghiệp này dự kiến hút thêm nguồn lực 1.100-1.200 tỷ …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *