Chính phủ và truyền thông gần đây nhắc nhiều đến những con số nhiều nghìn tỷ USD trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn hiện nay. Chẳng hạn thâm hụt ngân sách Mỹ dự đoán lên đến 3.800 tỷ USD, gấp đôi kỷ lục thiết lập trong cuộc khủng hoảng tài chính 2009. FED cũng công bố chương trình mua tài sản “mở” nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bổ sung thêm 7.000 tỷ USD vào gói viện trợ kinh tế. Vậy ta liên kết quy mô của những con số này như thế nào cho hợp lý?
“Hình vuông trăm tỷ”
Tiền tệ và các tài sản khác sẽ được quy về một mẫu số chung như trong biểu đồ dưới đây. Mỗi hình vuông màu đen trong hình trị giá 100 tỷ USD – một con số không hề nhỏ:
Thực tế, GDP hàng năm của Cuba xấp xỉ 1 ô vuông (97 tỷ USD), trong khi nền kinh tế Hy Lạp sẽ lấp đầy khoảng 2 ô vuông (203 tỷ USD).
Nếu đem “hình vuông trăm tỷ” đối chiếu với các tập đoàn Mỹ, doanh thu hàng năm của Wells Fargo sẽ hơi nhỉnh hơn 1 ô vuông (103 tỷ USD) trong khi Facebook chưa lấp đầy 1 ô (70 tỷ USD).
Tỷ, trăm nghìn tỷ, triệu tỷ?
Dưới đây là danh sách tổng hợp quy mô các thị trường tài chính, tiền tệ trên thế giới, theo giá trị nhỏ đến lớn nhất:
Các tài sản phái sinh đứng đầu danh sách, với ước tính giá trị danh nghĩa lên tới trên 100.000 tỷ USD theo nhiều nguồn tin không chính thức.
Do bản chất “vô hình” của chúng, giá trị tài sản phái sinh được đo lường theo 2 cách rất khác nhau. Giá trị ẩn (notion value) nhằm đo giá trị tiềm năng của một hợp đồng trong khi giá trị ròng (gross market value) đo giá hiện hành của tài sản đó.
Chỉ khác một phép tính nhưng cũng sẽ khiến giá trị các danh mục đi từ trăm nghìn tỷ đến hàng triệu tỷ.
https://ndh.vn/infographic/ca-the-gioi-co-bao-nhieu-tien-1270120.html