Trong quý III/2023: Hơn 118.000 lao động mất việc, tập trung nhiều ở Bình Dương và TP.HCM

Theo Tổng cục Thống kê, số lao động bị mất việc trong quý 3/2023 là hơn 118.000 người, giảm hơn 99.000 người so với quý trước (hơn 217.000 người). Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày và chủ yếu tập trung ở hai tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ là Bình Dương và TP.HCM.

Báo cáo tình hình lao động quý III, Tổng cục Thống kê cho biết số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý III là khoảng 54.200 người, giảm 187.300 người so với quý trước.

Trong đó chiếm đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 66,3% tổng số lao động nghỉ giãn việc), chủ yếu ở ngành da giày (chiếm 31,9%), tiếp theo là dệt may (chiếm 30,9%).

Số lao động bị mất việc trong quý III là 118.400  người, giảm 99.400 người so với quý trước (tương đương mức giảm gần 84%). Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày và chủ yếu tập trung ở hai tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ là Bình Dương (khoảng 33.600 người) và TP.HCM (khoảng 34.600) người).

Trước đó trong quý II, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước là khoảng 241.500 người. Số lao động bị mất việc là 217.800 người.

Về lao động thất nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết do đặc trưng của thị trường lao động Việt Nam có tỷ lệ phi chính thức cao nên mặc dù có một số doanh nghiệp cắt giảm hoặc giãn, hoãn lao động nhưng thất nghiệp chung biến động không nhiều so với quý trước.

Trong quý III2023 Có hơn 118000 lao động mất việc tập trung nhiều ở Bình Dương và TPHCM
Theo Tổng cục Thống kê, số lao động bị mất việc trong quý 3/2023 là hơn 118.000 người, giảm hơn 99.000 người so với quý trước (hơn 217.000 người). 

Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2023 khoảng 1,08 triệu người, tăng 6.300 người so với quý trước và tăng 22.100 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2023 là 2,3%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới 3% (quý III năm 2022 là 2,79%, quý I năm 2023 là 2,66% và quý II năm 2023 là 2,75% và quý III năm 2023 là 2,78%).

Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh, lạm phát.

Đặc biệt, hai thị trường lớn là châu Âu, Hoa Kỳ tiếp tục “đóng băng”, số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp bị sụt giảm từ 40-50% trở lên so với cùng kỳ. Các ngành nghề bị nhiều ảnh hưởng nhiều nhất là chế biến gỗ, dệt may, giày da…

Để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp phải giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, thỏa thuận cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động… Theo đó, tính đến tháng 7/2023, có hơn 92.700 lao động ở Bình Dương bị ảnh hưởng, dẫn đến thu nhập giảm, mất thu nhập. Nhóm lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng nhiều nhất với 62%, còn lại là doanh nghiệp vốn trong nước.

Để hỗ trợ người lao động, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Tính đến ngày 1/7, đã có 55.000 người lao động được giải quyết bảo hiểm thất nghiệp (tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2022).

Trung tâm cũng tăng cường thu thập thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp để kịp thời kết nối và đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 57.000 người.

Còn tại TP.HCM, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM Lê Văn Thinh cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm 2023, thành phố ghi nhận 91.968 trường hợp nghỉ việc và đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

Trong số gần 92.000 lao động mất việc trên, lĩnh vực cắt giảm nhiều lao động thuộc hoạt động thương mại dịch vụ (26.454 người); công nghiệp chế biến, chế tạo (23.969 người); xây dựng (1.854 người); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (1.266 người).

Có 17.752 lao động mất việc trên 40 tuổi, chiếm 30%. Số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỉ lệ cao 52,41% (30.923 người).

Trong các doanh nghiệp có người lao động nghỉ việc, thành phố ghi nhận có 29 doanh nghiệp có số lượng giảm lao động trên 500 người (dựa trên số liệu doanh nghiệp báo cáo giảm tham gia BHXH), số lao động giảm là 38.462 người.

Trước tình hình đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố đã tổ chức 59 phiên, sàn giao dịch việc làm trực tuyến, tư vấn việc làm cho gần 70.000 lượt người và có hơn 43.000 người nhận việc.

 Thiên An – Thương Trường

Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Quí Thanh nộp hơn 183 tỉ đồng dù phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt tài sản

Sau 7 tháng bị bắt tạm giam, cha con ông Trần Quí Thanh đã nộp …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *