Nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Có thể thấy, thế giới đang phải trải qua một giai đoạn chưa từng có, với hàng loạt các cuộc khủng hoảng chồng chéo, từ những căng thẳng địa chính trị, xung đột, lạm phát gia tăng, gián đoạn nguồn cung, năng lượng, cho tới cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.

2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze. Nhưng nhiều dự báo cho rằng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách trong năm 2023.

Roel Beetsma, Giáo sư kinh tế vĩ mô tại Đại học Amsterdam (Hà Lan), cho biết: “Số lượng các cuộc khủng hoảng đã tăng lên kể từ đầu thế kỷ này. Kể từ Thế chiến thứ hai, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến ​​một tình huống phức tạp như vậy”.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra vào năm 2020, giá tiêu dùng bắt đầu tăng vào năm 2021 khi các quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa và các biện pháp chống dịch.

Các ngân hàng trung ương nhấn mạnh rằng lạm phát tăng cao sẽ chỉ là tạm thời khi các nền kinh tế trở lại bình thường. Tuy nhiên, cuộc xung đột Ukraine-Nga vào cuối tháng 2 đã khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt.

Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do tiền lương không theo kịp lạm phát, buộc các hộ gia đình phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trong chi tiêu.

“Mọi thứ đều trở nên đắt đỏ hơn, từ kem đến rượu và điện,” Nicole Eisermann nói từ gian hàng của cô tại chợ Giáng sinh Frankfurt.

lam-phat-kinh-te-toan-cau-1652670355918258364390.png

Tại Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 quốc gia, 674 tỉ euro (704 tỉ USD) đã được dành cho đến nay để bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá năng lượng cao, theo tổ chức tư vấn Bruegel (Bỉ).

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, chiếm 264 tỉ euro trong tổng số đó.

Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn EY (Anh), cứ hai người Đức thì có một người nói rằng họ hiện chỉ chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu.

“Tôi rất cẩn thận nhưng tôi có rất nhiều con cháu”, Guenther Blum, một người mua sắm tại chợ Giáng sinh Frankfurt, cho biết.

Một khảo sát của Công ty Phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường IRI (Mỹ) cho thấy 58% người tiêu dùng châu Âu hiện đã cắt giảm các nhu cầu thiết yếu, trong đó 35% chuyển sang tiết kiệm cá nhân và vay nợ để thanh toán các hóa đơn. Những khoản tiền tiết kiệm được sau đại dịch COVID-19 đã được rút bớt để đáp ứng chi phí sinh hoạt hằng ngày. Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao đang tác động đến ngân sách của các hộ gia đình trên khắp châu Âu. Cụ thể, nhiều người đã chuyển sang mua sắm ở chuỗi cửa hàng tạp hóa giảm giá, mua các mặt hàng nhãn hiệu bình dân… Những thay đổi không chỉ xảy ra trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng ở các cửa hàng tạp hóa khi họ mua đồ giảm giá.

bieu-tinh-1783.png

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo lạm phát khu vực đồng euro vẫn chưa đạt đỉnh và phát đi tín hiệu rõ ràng rằng ECB sẽ duy trì chính sách thắt chặt.

Các nhà kinh tế cho rằng Đức và một nền kinh tế lớn khác trong khu vực đồng euro là Italy sẽ rơi vào suy thoái. Nền kinh tế của Anh đã bị thu hẹp. Cơ quan xếp hạng S&P Global dự báo tình trạng trì trệ cho khu vực đồng euro vào năm 2023.

Các nhà kinh tế cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức khoảng 2% trong năm 2023, giảm đáng kể so với năm nay và thấp hơn nhiều với mức bình quân 3,3% của thập kỷ trước đại dịch. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng này, sản lượng kinh tế trên đầu người sẽ vẫn tăng nhẹ.

Dù nhiều nền kinh tế phát triển nhất thế giới được dự báo sẽ khởi đầu năm 2023 tương đối yếu, các nhà kinh tế giờ đây tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy các chuyên gia cho rằng năm 2023, nền kinh tế thế giới sẽ không diễn biến quá tệ như nhiều người lo sợ trước đó, nhưng khó khăn và thách thức vẫn rình rập phía trước.

Nhưng đối với Beetsma, cuộc khủng hoảng lớn nhất là biến đổi khí hậu. Theo công ty tái bảo hiểm Swiss Re, các thảm họa tự nhiên và nhân tạo đã gây ra thiệt hại kinh tế 268 tỉ USD cho đến năm 2022. Chỉ riêng cơn bão Ian đã gây thiệt hại khoảng 50-65 tỉ USD. Lũ lụt ở Pakistan cũng gây thiệt hại 30 tỉ USD và tổn thất kinh tế trong năm nay.

Theo Đan Thuỳ/1thegioi.vn

Có thể bạn quan tâm

Danh sách tài sản bị kê biên hé lộ thêm loạt BĐS đình đám liên quan bà Trương Mỹ Lan: Từ khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội đến Vietcombank Tower Saigon, Daewoo Hanoi…

Cơ quan điều tra cũng quyết định tiếp tục kê biên 16 quyền sử dụng …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *