Hàng loạt công ty năng lượng hàng đầu thế giới vội vàng rút khỏi Nga, xóa sổ nhiều tài sản trị giá hàng chục tỷ đô. Giá khí đốt tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, giá dầu có thời điểm gần 140 USD/thùng – thúc đẩy làn sóng lạm phát gây nên khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia.
Các nền kinh tế lớn đua nhau tìm kiếm mọi nguồn cung năng lượng, chính phủ các nước đẩy nhanh chuyển đổi sang năng lượng mặt trời cùng năng lượng gió nhưng đồng thời tăng việc mua than, trong khi đó, loạt mục tiêu chống biến đổi khí hậu bị trì hoãn.
Quốc gia giàu có như Đức đủ khả năng chi tiền hỗ trợ công ty năng lượng. Một số quốc gia khác như Nam Phi phải trải qua đợt mất điện tồi tệ nhất lịch sử, Sri Lanka – quốc gia thiếu dự trữ ngoại hối để nhập nhu yếu phẩm – rơi vào cảnh cạn kiệt nhiên liệu.
Các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn đang chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung bị hạn chế trong năm sau hoặc lâu hơn. Mỹ cùng châu Âu đều đẩy mạnh chuyển chuỗi cung ứng chiến lược đến quốc gia thân thiện (friendshoring) bất kể chi phí cao, chi mạnh tay phát triển năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hydro. Động thái chuyển đổi không những nhằm thoát phụ thuộc Nga về năng lượng mà còn để đối phó Trung Quốc đang thống trị lĩnh vực sản xuất pin mặt trời và khai thác nghiên liệu dùng cho sản xuất pin.
Giám đốc điều hành Enel (một trong số công ty năng lượng lớn nhất thế giới) Francesco Starace nhận xét: “2022 được xem là một năm quan trọng, năm khởi đầu cho một hệ thống hoàn toàn mới. Năm nay cùng một phần của năm 2023 sẽ chứng kiến một loạt hệ quả”.
Khi năm 2022 sắp qua, chi phí năng lượng đã giảm do hoạt động kinh tế suy yếu. Tình hình nhìn chung vẫn khó khăn và có thể kéo dài vì nguồn cung chưa hết khan hiếm.
Ruth Johanne, một công dân Anh đang thất nghiệp cho biết: “Tôi chỉ dám sưởi ấm căn phòng mà tôi ở và bật máy sưởi trong 1 giờ. Sau đó tôi mặc áo len, mũ cùng với áo khoác”.
Theo