Là di sản văn hóa thế giới, mỗi tấc đất Hội An không thể chỉ đo đếm được bằng những con số vô tri mang tính chất định lượng, mà là lũy kế giá trị qua mấy trăm năm lịch sử.
Lợi thế đặc biệt
Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999 và nhiều lần được tôn vinh như Top 3 thành phố tuyệt vời nhất thế giới 2020 (Travel Leisure bình chọn); Top 10 địa điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á (Pretty Wild World bình chọn) hay Top 10 điểm đến lãng mạn năm 2020 (CNN bình chọn) …
Được ví như “bảo tàng sống” về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, Hội An là một trong số ít những thành phố di sản trên thế giới được bảo tồn nguyên vẹn. Đây còn là trung tâm của con đường di sản miền Trung, thừa hưởng nền văn hóa độc đáo, đặc tính bản địa đậm nét, lưu giữ qua nhiều thế kỷ tạo nên tính bản địa thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch trong 5 năm gần đây của Quảng Nam, bình quân đạt 119% mỗi năm.
Cùng lợi thế là Di sản văn hóa thế giới, Hội An còn quyến rũ lòng người bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, môi trường tự nhiên trong lành. Đây cũng là một trong những nơi hiếm hoi tại Việt Nam có không gian sống vừa nằm trong vùng di sản vừa có cấu trúc địa hình đến mức lý tưởng. Vùng đồng bằng phì nhiêu bên sông Thu Bồn trải dài tới bãi biển An Bàng – Top 50 bãi biển đẹp nhất thế giới (do CNNGo bình chọn). Nhờ đó mang lại giá trị sống “bậc nhất”, nơi biển nối đồng, đồng nối phố, phố nối sông. Điều kiện đặc biệt thuận lợi đó giúp Hội An được xác định trở thành đô thị hạt nhân trong tam giác di sản quốc tế: Hội An – Cù Lao Chàm – Mỹ Sơn.
Quý hiếm như đất trong vùng di sản
Kinh tế và du lịch phát triển tạo đòn bẩy cho bất động sản. Giới đầu tư nhận định: trong 5 năm qua, BĐS phố Hội như “bừng tỉnh” và phát triển vượt bậc. Với những lợi thế hiếm địa phương nào có được, Hội An đang là môi trường đầu tư hấp dẫn bậc nhất Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều thành phố du lịch khác, quỹ đất trung tâm lõi Hội An vô cùng khan hiếm.
Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị được tỉnh phê duyệt năm 2019, cấu trúc quy hoạch Hội An được định rõ gồm: Hạt nhân lịch sử (khu phố cổ và khu vực cận phố cổ có bán kính 1-1,2km được bảo tồn nguyên trạng); Hành lang chuyển tiếp (vành đai xanh quanh trung tâm lịch sử). Khu vực được phát triển (nằm ngoài hành lang chuyển tiếp) sẽ là các đô thị mới, vệ tinh (bán kính trung bình 10km).
Đi tìm chốn an cư chuẩn “gu” phố Hội
Sức nóng của bất động sản Hội An xuất phát từ nhu cầu ở thực của người dân địa phương và từ sức hấp dẫn đặc biệt của vùng di sản với giới đầu tư. Trong “cơn khát” nhà ở đô thị tại khu vực trung tâm lõi, thị trường như được “giải nhiệt” phần nào với khu đô thị cao cấp Casamia của chủ đầu tư Đạt Phương (hoàn thành và bàn giao cho khách hàng từ năm 2019). Dự án nhanh chóng được khách hàng nhiệt tình đón nhận nhờ sở hữu lợi thế lớn, khi nằm bên khu dự trữ sinh quyển rừng dừa Bảy Mẫu đã được UNESCO công nhận, với không gian sống xanh chan hòa cùng thiên nhiên.
Qua tìm hiểu được biết, Đạt Phương là một trong những doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Quảng Nam. Đây cũng là một trong số ít doanh nghiệp đã được địa phương cấp phép đầu tư một số đô thị cận kề khu vực lõi phố cổ theo quy hoạch trước. Được biết, Đạt Phương đang chuẩn bị ra mắt dự án thứ hai, bên cạnh làng rau Trà Quế và sông Cổ Cò, cách phố cổ khoảng 2km, cách biển An Bàng chỉ 1,5km, tiếp giáp con đường ven biển nối với Đà Nẵng.
Với việc quỹ đất ở đô thị Hội An khu vực lõi đã vô cùng khan hiếm, đây sẽ là cơ hội có một không hai cho những ai muốn “nhập tịch” vào vùng di sản. Ngay lúc này, giới đầu tư sành sỏi am hiểu sâu thị trường Hội An đã đánh giá dự án đô thị mới mang phong cách resort của Đạt Phương sẽ là “cái tên” sáng giá trên bản đồ đầu tư trong tháng 5 năm nay.
Theo Nhịp sống kinh tế
http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/bat-dong-san-hoi-an-hoi-tu-nhung-uu-the-lon-42021649408244.htm