Rất nhiều nhà phát triển bị Apple chèn ép, đòi “ăn không” 30% hoa hồng khi đưa lên App Store hoặc bị họ thằng tay xóa bỏ.
Hồi tháng 6 vừa qua, ứng dụng email HEY đã gây chấn động khi từ chối yêu cầu trả 30% doanh thu trên App Store cho Apple. Công ty chủ quản của Hey là Basecamp sau đó đã bị Apple buộc tích hợp tùy chọn mua hàng trong ứng dụng (In-app Purchase).
Xung đột giữa Apple và ứng dụng HEY không phải là trường hợp cá biệt. Andy Yen, CEO ProtonMail – một công ty phát triển ứng dụng email mã hóa đến từ Thụy Sĩ cho biết họ cũng lâm vào cảnh bị Apple “chèn ép” như HEY.
Yen trả lời The Verge vào năm 2018 nói rằng ProtonMail đã buộc phải bổ sung thêm tính năng in-app purchase cho ứng dụng này – đã có mặt trên App Store kể từ năm 2016. ProtonMail ở thời điểm đó có dịch vụ email trả phí nhưng không cung cấp trên app, và phiên bản trên App Store của Apple là miễn phí.
“Trong 2 năm đầu chúng tôi hoạt động trên App Store, mọi thứ đều tốt đẹp, không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng ngay khi ứng dụng của mình bắt đầu nhận được sự chú ý của người tiêu dùng và lượng tải ứng dụng tăng đáng kể, Apple bắt đầu xem xét bạn thận trọng hơn và sau đó họ giở thói mafia ra, và bắt bạn trả tiền”.
Apple có vẻ như đã yêu cầu ProtonMail bổ sung tính năng in-app purchase nếu muốn tiếp tục xuất hiện trên App Store rất đột ngột mà không hề báo trước.
Kết quả là giống với tình huống của HEY và WordPress vào đầu năm nay, ProtonMail đã đề xuất các gói trả phí trong ứng dụng thay vì cung cấp tùy chọn thanh toán trực tiếp. Tuy nhiên, dưới sức ép của Apple và việc cần đảm bảo hoạt động kinh doanh, ProtonMail cuối cùng đã buộc phải thêm tính năng in-app purchase theo yêu cầu từ phía Apple.
Phía ProtonMail sau đó tiết lộ rằng, họ không có cách nào để có thể tìm được “sự công bằng” với Apple. ProtonMail đã không thể cập nhập ứng dụng trong suốt 1 tháng và Apple đe dọa sẽ xóa ứng dụng này khỏi kho nếu không tuần theo những gì họ yêu cầu.
Khi in-app purchase được áp dụng trên iOS, ProtonMail đã phải tăng giá với lượt thuê bao thông qua Apple lên 26% để trang trải cho phần hoa hồng lên tới 30% phát sinh mà phía Apple thu của họ.
Yen nói rằng mức phí 30% của Apple gây hại cho các ứng dụng bởi rất khó để một ứng dụng trả tiền có thể cạnh tranh với những ứng dụng miễn phí như Gmail trong khi họ vẫn phải trả phí cho App Store.
Hồi tháng 9, Apple đã thay đổi luật trên kho ứng dụng để tránh tình huống tranh chấp như với ProtonMail. Các ứng dụng hiện được cho phép cung cấp các ứng dụng tiêu chuẩn miễn phí song hành cùng những công cụ dựa trên bản web trả phí mà không bị yêu cầu bổ sung in-app purchase. Ngoài ra cũng có một quy trình mới để các nhà phát triển đòi hỏi các điều luật trên App Store và các quyết định.
Sau khi luật App Store thay đổi, Yen nói với The Verge rằng ProtonMail lên kế hoạch loại bỏ lựa chọn in-app purchase tuy nhiên họ rất cảnh giác với luật mới của Apple và sẽ thử nghiệm những thay đổi trên ứng dụng khác trước tiên là ProtonDrive trong thời gian tới.
Apple trong tuyên bố của mình thì khẳng định rằng họ “không trả thù các nhà phát triển” và thay vào đó “làm việc, hợp tác với họ để đưa các ứng dụng lên kho”.
ProtonMail là một trong những công ty tham gia vào “Coalition for App Fairness” – một nhóm ủng hộ “sự tự do lựa chọn và cạnh tranh công bằng trong hệ sinh thái ứng dụng”. Các thành viên trong nhóm này gồm những công ty khác cũng bất bình với các động thái của Apple gồm cả Spotify, Epic Games, Tile và Basecamp.
Tổ quốc (http://toquoc.vn/apple-trum-mafia-o-thung-lung-silicon-ngang-nhien-cuop-giua-ban-ngay-khi-doi-thu-hoa-hong-tu-cac-nha-phat-trien-khien-ca-lang-cong-nghe-phan-no-520201510152450749.htm)