Ông Yoshihide Suga có thể theo đuổi nhiều chính sách giống người tiền nhiệm nhưng vẫn có cơ hội để cải thiện hơn. Khi ông Yoshihide Suga làm Thủ tướng Nhật Bản, việc từ bỏ chương trình kinh tế rộng lớn của người tiền nhiệm Shinzo Abe là điều khó xảy ra. Tuy nhiên, ông Suga vẫn có thể để lại tác động lâu dài nếu không lặp lại những sai lầm lớn như ông Abe. “Tôi nhận ra rằng, nhiệm vụ của mình là tiếp tục thúc đẩy khuôn khổ của Thủ tướng Abe để chúng ta có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này,” ông Suga phát biểu sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền bỏ phiếu chọn ông là chủ tịch thay thế Abe, mở đường cho việc ông gần như sẽ trở thành Thủ tướng Nhật. Sắp tới, với tư cách là Thủ tướng, ông Suga sẽ phải bắt đầu “chạy”. Ông sẽ nhậm chức trong bối cảnh đại dịch đã tàn phá nền kinh tế Nhật Bản, xóa bỏ thành quả những năm tăng trưởng dưới thời ông Abe. Ông Yoshihide Suga. Ảnh: Reuters Ông Yoshihide Suga. Ảnh: Reuters. Atsuo Ito, một nhà phân tích chính trị độc lập, cho rằng thời gian tới ông Suga có thể tiêu tốn nhiều tâm sức liên quan các vấn đề kinh tế của đất nước. Với khẳng định sẽ tiếp tục các chính sách của ông Abe, tức về kinh tế, tuyên bố này có nghĩa ông có thể vẫn theo đuổi chính sách nởi lỏng tiền tệ, tích cực kích thích tài khóa và đại tu bộ máy quan liêu, các tập đoàn. Cùng với đó, ông sẽ bảo lưu quan điểm chi tiêu của chính phủ thời ông Abe, bên cạnh việc thay đổi cơ cấu của các ngành như nông nghiệp. Các chương trình nhằm giúp phụ nữ tham gia lực lượng lao động dễ dàng hơn cũng sẽ tiếp tục dù những nỗ lực thời ông Abe đã mang lại kết quả trái chiều. “Nhật Bản không phải là một quốc gia có cuộc cải cách mang tính cách mạng diễn ra thường xuyên”, Christina L. Davis, Giám đốc Chương trình Quan hệ Mỹ – Nhật Bản tại Harvard, nhận xét. “Về cơ bản, ông ấy sẽ không thay đổi cấu trúc của chính quyền Abe”, chuyên gia Atsuo Ito đánh giá. Thực tế, Nhật Bản đã chứng kiến rất nhiều tác động của “Suganomics” bởi ông Suga vốn là cánh tay phải đắc lực của ông Abe. Ở góc độ kinh tế học trọng cung, ông Suga là người ủng hộ các quyết định của ông Abe về thương mại châu Á, nỗ lực thúc đẩy số lượng lao động nước ngoài và tham gia chặt chẽ vào các chính sách tư nhân hóa trong các đời chính phủ trước. Theo Kenya Matsuda, tác giả cuốn “Shadow Power: Chief Cabinet Secretary Yoshihide Suga”, chính ông Suga đã kêu gọi ông Abe tập trung vào kinh tế hơn là chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc vốn tiêu tốn nhiều công sức trong nhiệm kỳ đầu, khi ông Abe nhận nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai. Khi ấy, ông Suga được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nội các. Hiện tại, một trong những mối bận tâm của ông Suga là cải tổ các ngân hàng khu vực đang gặp khó khăn của Nhật Bản. Đó sẽ là một đóng góp hữu ích. Bởi lẽ, khuyến khích sáp nhập có thể giúp tiết kiệm chi phí khi các nhà băng đang chịu áp lực bởi lãi suất thấp trong nhiều thập kỷ. Tại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ông Haruhiko Kuroda còn ba năm nữa trong nhiệm kỳ thống đốc thứ hai. Do đó, việc thay đổi phương thức tiền tệ ngay lập tức là không có khả năng xảy ra. Ứng cử viên nội bộ rõ ràng nhất để thay thế ông – Phó Thống đốc Masayoshi Amamiya, đã bày tỏ lo ngại về tác động của lãi suất thấp đối với sự ổn định tài chính. Điều giá trị nhất mà ông Suga có thể làm, bất kể nhiệm kỳ của ông dài bao lâu, là loại bỏ ý tưởng tăng thuế bán hàng. Ông đã lặp lại đề xuất của ông Abe rằng thuế bán hàng không cần phải tăng trong một thập kỷ. Việc tăng thuế này nhằm đối phó với mối đe dọa về sự không bền vững tài khóa, mặc dù các khoản thanh toán lãi vay ròng của Nhật Bản chỉ giảm tỷ trọng trong GDP những năm qua. Nhưng chúng vô tình làm trầm trọng thêm mối đe dọa đối với tương lai tăng trưởng vốn khó khăn của Nhật Bản. Trong quá khứ, việc tăng thuế bán hàng vào các năm 1997, 2014 và 2019 đều làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế, khiến GDP thấp hơn dự kiến. Thậm chí, ông Suga có thể làm tốt hơn. Cụ thể, việc thiết lập một quy tắc tài khóa rằng một đợt tăng thuế bán hàng khác không thể được thực hiện cho đến khi GDP danh nghĩa của Nhật Bản tăng 4% trong 5 năm liên tiếp, sẽ là một đóng góp có giá trị cho nền kinh tế nước này. Bằng cách đó, ngay cả khi thời gian tại vị của ông Suga ngắn ngủi, ít nhất ông cũng có thể giúp ràng buộc những người kế nhiệm. Tuyên bố như vậy sẽ có hai ưu điểm. Thứ nhất, tăng trưởng nhanh hơn và lạm phát sẽ khiến việc tăng thuế bán hàng ít gây chú ý và khó chịu hơn. Thứ hai, nếu không có sự tăng trưởng như vậy thì hầu như không có khả năng lãi suất cao hơn – điều sẽ làm suy yếu vị thế tài khóa của Nhật Bản, khiến cho việc tăng thuế bán hàng là không cần thiết. Wall Street Journal cho rằng, chỉ cần ông Suga ngăn cản được những người kế nhiệm cố tình cản trở sự phục hồi kinh tế non trẻ của Nhật Bản, thì ông đã để lại một di sản kinh tế vô cùng quý giá. Abenomics sẽ về đâu khi Thủ tướng Nhật Bản từ chức? Phiên An (theo WSJ, NYT)

Phi đội 19 oanh tạc cơ hải quân Mỹ biến mất không dấu vết khi diễn tập ở vùng biển Bermuda, dù phi công đều là những người giàu kinh nghiệm.

Tam giác Bermuda nằm giữa bang Florida của Mỹ, đảo Puerto Rico và quốc đảo Bermuda, là nơi hàng trăm tàu thuyền và máy bay biến mất một cách bí ẩn và thường không để lại dấu vết. Trên thực tế, cái tên “Tam giác quỷ” được đặt cho khu vực này bắt nguồn từ vụ mất tích của Phi đội oanh tạc cơ ngư lôi số 19 hải quân Mỹ.

Sự việc xảy ra khi 14 phi công trên 5 oanh tạc cơ ngư lôi TBM Avenger cất cánh từ căn cứ không quân hải quân Fort Lauderdale, bang Florida, để tham gia diễn tập chiến đấu ngày 5/12/1945.

Một biên đội Avengers xuất phát từ căn cứ Fort Lauderdale. Ảnh: NAS Fort Lauderdale Museum.

Một biên đội Avengers xuất phát từ căn cứ Fort Lauderdale. Ảnh: NAS Fort Lauderdale Museum.

Chỉ huy phi đội là đại úy Charles Taylor, phi công dày dặn kinh nghiệm với hơn 2.500 giờ bay tích lũy và từng tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Các phi công khác cũng sở hữu trên dưới 300 giờ bay.

Giai đoạn đầu cuộc diễn tập diễn ra suôn sẻ. Phi đội thả bom xuống hai khu vực mục tiêu. Nhưng khi Phi đội số 19 hoàn thành nội dung huấn luyện và bay qua khu vực Bermuda để trở về căn cứ, thời tiết thay đổi chóng vánh, dù trước đó trời rất quang đãng.

Phi đội bay vào khu vực có mây dày đặc kèm mưa to và gió giật mạnh. Taylor tin rằng la bàn gặp trục trặc. Một phi công phát tín hiệu cầu cứu, thông báo không thể xác định phương hướng và mọi thứ trông rất khác thường, kể cả đại dương.

“Tôi không biết chúng ta đang ở đâu”, một phi công thông báo qua sóng vô tuyến. “Chắc hẳn chúng ta đã bị lạc sau vòng lượn vừa rồi”, một phi công khác nói với giọng đầy lo lắng.

Giọng Taylor ngày càng hoảng loạn. Anh báo cáo với chỉ huy ở căn cứ rằng phi đội đang bay trên dải đất không liền mạch và nghĩ đó là quần đảo Florida Keys. Tin rằng họ đang ở vịnh Mexico, Taylor lệnh cho phi đội bay theo hướng đông bắc, thay vì tuân thủ quy trình khi mất phương hướng ở Đại Tây Dương và hướng về phía tây để trở về đất liền.

Phi đội số 19 dường như ngày càng tiến xa ra Đại Tây Dương, khiến tín hiệu vô tuyến yếu dần. 4 tiếng sau khi Phi đội số 19 xuất phát, căn cứ Fort Lauderdale nhận được thông điệp cuối cùng của Taylor tới các máy bay khác. Anh yêu cầu giữ đội hình sát nhau, sẵn sàng đáp xuống biển khi gần cạn nhiên liệu mà không thấy đất liền.

Sau khi xác nhận Phi đội số 19 mất tích, hải quân Mỹ triển khai lực lượng tìm kiếm cứu hộ với hai thủy phi cơ PBM Mariner xuất phát lúc 19h27. Chỉ ba phút sau, một chiếc PBM Mariner phát tín hiệu liên lạc vô tuyến bình thường rồi đột ngột biến mất không dấu vết.

Thủy phi cơ PBM Mariner Mỹ làm nhiệm vụ năm 1945. Ảnh: US Navy.

Thủy phi cơ PBM Mariner Mỹ làm nhiệm vụ năm 1945. Ảnh: US Navy.

Bất chấp nỗ lực tìm kiếm kéo dài vài tháng sau đó, hải quân Mỹ không thể tìm thấy mảnh vỡ của 5 oanh tạc cơ TBM Avenger, cũng như thủy phi cơ PBM Mariner cùng tổng cộng 27 quân nhân trên các máy bay.

Thủy phi cơ PBM Mariner được cho là đã phát nổ trên không chỉ vài phút sau khi cất cánh. Thủy thủ đoàn một tàu biển gần đó thông báo phát hiện một quả cầu lửa ở xa vào cùng thời điểm chiếc Mariner mất tích.

Phi đội số 19 hoàn toàn biến mất không dấu vết, khiến nhiều người tin rằng các phi cơ đã hết nhiên liệu và phi công phải đáp xuống biển. Sự bí ẩn xung quanh vụ mất tích đã dẫn tới nhiều thuyết âm mưu, bao gồm cả người ngoài hành tinh bắt cóc các phi công Mỹ, hoặc họ đã xuyên không về quá khứ.

Năm 1963, nhà báo Vincent Gaddis có bài viết mang tên “Tam giác Bermuda tử thần” trên một tạp chí, khiến khu vực này được gắn với biệt danh “Tam giác Quỷ Bermuda”.

Kết luận điều tra của hải quân Mỹ đưa ra một số kịch bản có thể dẫn tới vụ mất tích của Phi đội số 19, nhưng không thể xác định nguyên nhân thực sự. Số phận của phi đội này cùng thủy phi cơ PBM Mariner đến nay vẫn là một bí ẩn chưa lời giải.

Duy Sơn (Theo War History)

https://vnexpress.net/phi-doi-my-bien-mat-o-tam-giac-quy-bermuda-nam-1945-4162698.html

Có thể bạn quan tâm

Lạm phát Mỹ tiếp tục hạ nhiệt

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 10 tăng chậm lại, dấy lên …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *