Lũ đánh sập đê bao, dân TQ thay nhau “trắng đêm” hộ đê, không dám để xảy ra sơ suất

Theo các quan chức, đến ngày thứ Bảy, khoảng 34 triệu người đã bị ảnh hưởng và ít nhất 140 người được cho là thiệt mạng hoặc mất tích.
Lũ đánh sập đê bao, dân TQ thay nhau "trắng đêm" hộ đê, không dám để xảy ra sơ suất

Hôm thứ Bảy lại là một đêm không ngủ với Wu Shengsong. Đây là đêm thứ 5 liên tiếp anh thực hiện nhiệm vụ đi tuần dọc bờ sông Xi, huyện Bà Dương, Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây.

Ngay sau khi ca trực của anh bắt đầu, các tia sét đã xé toạc bầu trời và tiếng sấm gầm lên ở phía xa. Wu đứng yên lặng, lo sợ về cơn bão đang vần vũ trên đầu và sự vững chắc của mặt đất ở dưới chân.

“Tôi có một chút lo lắng. Dự báo là mưa sẽ còn mưa vài ngày nữa”, anh nói.

Wu là một công chức ở làng Wanli, gần hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc . Sáng Chủ nhật, sau một trận mưa như trút và việc mở cửa xả lũ thượng nguồn sông Dương Tử, mực nước đã lên cao nhất từ trước đến nay: 22,5m – khiến nhiều thị trấn và làng mạc nằm ngoài đê bao đối mặt với nguy cơ.

Wanli là một trong số nhiều ngôi làng vừa bị ảnh hưởng bởi trận lũ mới nhất đã quét qua 27/31 tỉnh đại lục.

Theo các quan chức, đến ngày thứ Bảy, khoảng 34 triệu người đã bị ảnh hưởng và ít nhất 140 người được cho là thiệt mạng hoặc mất tích.

Tình hình cũng đặc biệt nghiêm trọng dọc theo sông Dương Tử. Theo Tân Hoa xã, có khoảng 2.545km đê bao ở Giang Tây và 2.242km đang đối mặt với tình trạng đặc biệt nghiêm trọng.

Nhiều đê bao đang được các quan chức địa phương giám sát, giống như Wu.

Vào thứ Tư, nước lũ đã tràn vào bờ sông qua khu đê bao, gây ngập lụt nhiều ngôi làng và khiến 20.000 lâm vào tình trạng thiếu điện hoặc nước sạch.

Wu cho biết, anh nhận được lệnh từ cấp trên vào thứ Ba, yêu cầu đi tuần khi nước lũ bắt đầu kéo về. Wu và dân làng thay phiên nhau tuần tra khu vực, mỗi người giám sát vài trăm mét bờ sông.

Những người tuần tra thức cả đêm để hộ đê, chỉ được nghỉ một chút ít. Không ai dám lơ là một chút nào. “Chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi cũng rất nguy hiểm. Nếu nước tràn vào, chỉ còn là vấn đề thời gian”, Wu nói.

Trận lụt vào đêm thứ Tư khiến nhiều người dân vẫn còn ám ảnh. Huang Diqun, một dân làng cũng tham gia hộ đê, đã đứng trên một cây cầu khi nước lũ tràn vào.

“Tôi thấy nước đập vào bờ đê, rồi đột nhiên nó đổ sụp xuống”, anh kể lại.

Những ngôi nhà rơi xuống nước, lần lượt, trong khi dân làng sợ hãi chạy qua cây cầu hoặc trèo lên mái nhà để giữ mạng sống.

Tất cả các cánh đồng lúa đều bị ngập lụt. Wu nói, nếu nước rút nhanh, còn có thể cứu được một số cây trồng của mình, nhưng Wu lo rằng, lũ lụt có thể sẽ kéo dài thêm 2 hoặc 3 tháng nữa.

Dọc theo sông Dương Tử, nhiều hồ và nhánh sông, nước vẫn đang dâng lên. Wu chỉ có thể cố gắng ngăn chặn một vụ vỡ đê khác xảy ra và cầu nguyện cho điều tốt nhất.

Theo Minh Khôi

Tổ quốc (http://toquoc.vn/vo-de-tung-ngoi-nha-cuon-theo-nuoc-lu-dan-lang-trung-quoc-ke-lai-dem-trang-khi-lu-ve-82020127193049249.htm)

Có thể bạn quan tâm

Lạm phát Mỹ tiếp tục hạ nhiệt

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 10 tăng chậm lại, dấy lên …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *