Kinhtedothi – Nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ nên linh động cho phép sử dụng gói tín dụng 3.000 tỷ đồng theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 cho cả các dự án nhà ở thương mại được vay vốn trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Thị trường khát vốn
Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS Cấn Văn Lực cho biết, hiện nay trên thị trường BĐS tồn tại một số dòng vốn chính, gồm vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng, vốn đầu tư tư nhân, vốn FDI, trái phiếu DN. “Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn đổ vào thị trường đều là vốn từ hệ thống ngân hàng, chiếm tới trên 60% tổng số vốn của thị trường” – ông Lực cho hay.
Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu, từ cuối năm 2018, thị trường BĐS bắt đầu rơi vào tình trạng khát vốn. Các dự án nhà ở thương mại gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, bao gồm cả về tài chính và thủ tục hành chính, từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình giảm nguồn vốn trung – dài hạn cho vay ngắn hạn, làm cho nguồn vốn vay của DN bị thu hẹp.
Không những vậy, lãi suất cho vay có chiều hướng nhích dần, cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% xuống 40%, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay BĐS tăng từ 150% lên 200%, cho thấy DN BĐS có thể gặp khó đối với nguồn vốn vay từ ngân hàng.
“Từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình giảm nguồn vốn vay, dòng vốn đổ vào thị trường BĐS đã bị siết chặt hơn, dẫn đến sự chững lại của thị trường từ năm 2019 đến nay” – ông Châu nhìn nhận.
Linh động cơ chế
Tại Nghị quyết của phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho Bộ KH&ĐT cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14. Đồng thời bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định gồm: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho biết, qua thực tế triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng thống kê với 1 đồng từ ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất, ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm được 33 đồng từ nguồn vốn xã hội (gấp 33 lần) nên rất hiệu quả.
“Như vậy, với khoảng 2.000 tỷ đồng được cấp bổ sung, thì ngân hàng thương mại có thể huy động được từ 60.000 – 66.000 tỷ đồng. Đây là lượng vốn rất lớn, trước những khó khăn về tín dụng của thị trường BĐS, đề nghị Chính phủ linh động cho cả các dự án nhà ở thương mại được vay từ nguồn này” – ông Châu nói.
Từ đầu năm 2020 đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của thị trường BĐS tiếp tục giảm sút do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nghiêm trọng hơn và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực này cũng giảm mạnh.
Trong 5 tháng đầu năm tổng nguồn vốn thu hút vào BĐS chỉ bằng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2019, đạt khoảng trên 720 triệu USD, khiến cho nguồn vốn của thị trường càng trở nên khó khăn. Vì vậy Chính phủ nên cân nhắc nới rộng các cơ chế về tài chính – tín dụng để hỗ trợ DN.
“Nhà nước cần phải nới rộng hơn các chính sách liên quan đến vấn tài chính – tín dụng, từ việc cơ cấu thêm thời hạn trả nợ gốc, lãi; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập. Đặc biệt là cân nhắc gói kinh tế bổ sung cho ngân hàng thương mại cho cả các dự án nhà ở thương mại được vay.” – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần |
http://kinhtedothi.vn/goi-3000-ty-dong-ho-tro-cho-vay-nha-o-xa-hoi-can-nhac-doi-voi-nha-o-thuong-mai-387394.html