Tại Australia, việc đóng cửa biên giới và phụ thuộc vào nhu cầu trong nước đã diễn ra từ những năm 1980, trước khi thuế quan được dỡ bỏ và bắt đầu mở cửa với nước ngoài. Khả năng thay đổi nhanh chóng của các ngành dịch vụ và việc người Australia không tiết kiệm cho các kỳ nghỉ có thể giúp quốc gia này ứng phó nhanh chóng hơn nhiều nước phát triển khác. Phần còn lại hầu hết sẽ phụ thuộc vào tình trạng của các hộ gia đình khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, cùng với triển vọng u tối đối với xây dựng cơ sở hạ tầng – tất cả sẽ tạo thêm những “cơn gió ngược” cho kinh tế Australia.
Tiêu dùng hộ gia đình, chiếm khoảng 55% nền kinh tế, một mặt đã được thúc đẩy nhờ việc người dân đổ xô mua đồ tích trữ trong thời gian phong toả, nhưng mặt khác họ lại không thể đi ăn ở các nhà hàng hoặc xem phim. Các cửa hàng, nhà hàng đang dần mở cửa trở lại, nhưng tiêu dùng lại chưa có được sự thúc đẩy nào. Nếu có, các hộ gia đình sẽ phải đặt những mối lo ngại về an ninh công việc và nợ nần sang một bên để thúc đẩy chi tiêu. Điều này sẽ rất khó khăn.
Wesfarmers đang chứng kiến sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ. Nâng cấp nhà cửa và các cửa hàng văn phòng phẩm đều chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong doanh số, trong khi các cửa hàng kinh doanh tổng hợp như Target hay Kmart lại nhận thấy doanh số đang tăng trưởng chậm lại.
Ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát, các hộ gia đình ở Australia là nhóm mang những khoản nợ lớn nhất trong các nước phát triển, “ôm” khoản nợ cao gần gấp đôi thu nhập khả dụng. Nguy cơ thất nghiệp đối với khả năng thanh toán nợ của người dân hiện là “chìa khoá” và đã từ lâu Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) thừa nhận rằng đây chính là rủi ro lớn mà nền kinh tế phải đối mặt.
Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp của nước này là 6,2%, khi NHTW dự đoán con số này sẽ đạt đỉnh ở mức khoảng 10%. Các ngân hàng đang đưa ra chương trình tạm hoãn trả nợ trong thời gian ngắn khi người đi vay gặp khó khăn về tài chính (loan repayment holiday) nhằm giúp các hộ gia đình vượt qua khó khăn và tăng gấp 4 lần khoản dự phòng khi dự báo nợ xấu sẽ tăng mạnh.
Lao động lành nghề nhập cư không xuất hiện do quốc gia này đóng cửa biên giới cũng gây ra sự gián đoạn đối với động lực của hoạt động cho vay thế chấp có lãi của các ngân hàng. Trong khi đó, khoản này có thể “chảy” qua giá nhà đất nếu mức giá được duy trì. Commonwealth Bank of Australia (CBA) cho biết họ dự đoán giá nhà sẽ giảm 11% dù trong thời kỳ suy thoái kéo dài sẽ là mức giảm 32%. National Australia Bank lại cho rằng trong một cuộc suy thoái nghiêm trọng, giá nhà có thể rớt 21% trong năm nay.
Dẫu vậy, tình hình lại khả quan hơn khi nói đến lĩnh vực xuất khẩu. Về khía cạnh quốc tế, Australia được biết đến là là một quốc gia mạnh về lĩnh vực hàng hoá. Dù chỉ chiếm 10% sản lượng, nhưng hàng hoá lại là nguồn thu nhập chính của xuất khẩu và mang đến sự giàu có quốc gia này.
Trong khi đó, ngành sản xuất khí đốt tự nhiên hoá lỏng lại ở tình trạng trì trệ hơn. Ngay khi đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới rơi vào tình trạng phong toả, Nga và Ả Rập Xê Út đã khơi mào cuộc chiến giá dầu và có thời điểm giá dầu đã rớt xuống dưới mức 0. Các nhà sản xuất Woodside Petroleumvà Santos cắt giảm kế hoạch chi tiêu và dự án tăng trưởng với trị giá hơn 15 tỷ USD, “nối gót” những “đại gia” năng lượng trên toàn thế giới nhằm ứng phó với đại dịch.
Khi các kệ hàng trong siêu thị trống trơn, quốc gia này đã nhận được một lời “nhắc nhở” về khối lượng thực phẩm rất lớn mà nông dân trong nước có thể sản xuất. Dịch vụ sản xuất thực phẩm trong nước có tới hơn 90% thực phẩm tươi sống bán trong siêu thị và vẫn có thể lớn hơn số lượng xuất khẩu.
Hơn nữa, ngành này còn có thể tạo cơ hội việc làm bất ngờ. Những người du lịch bụi và lao động từ Quần đảo Thái Bình Dương từnh đổ về những vùng nông thôn để tìm công việc theo giờ. Tuy nhiên, khi biên giới bị đóng cửa và tình trạng mất việc diễn ra ngay trong nền kinh tế nước này, thì nông dân có thể sẽ tìm đến cộng đồng địa phương để thu hút lao động.
Các nhà sản xuất khác thậm chí còn lo ngại hơn. Barley và các nhà xuất khẩu thịt lợn đã bị cuốn vào cuộc chiến giữa Australia và Trung Quốc khi nước này kêu gọi thực hiện cuộc điều tra độc lập về sự bùng phát của Covid-19.
Giáo dục cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên từ lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Khi chính phủ nước này áp đặt lệnh cấm các chuyến bay từ Trung Quốc vào tháng 2, khoảng 100.000 sinh viên quốc tế đã không thể nhập cảnh Australia và các trường đại học phải chuẩn bị cho 1 năm đầy khó khăn. Đại học Sydney – du học sinh Trung Quốc chiếm ¼ số lượng sinh viên, dự kiến mất 470 triệu USD trong năm nay. Đại học Melbourne và Monash cũng đang chuẩn bị cho cú sốc tương tự.
Chưa dừng ở đó, dù nhu cầu trong nước có thể hồi phục nhưng động lực đến từ bên ngoài có thể sẽ khó có thể quay trở lại. Qantas Airways hiện chỉ hoạt động với công suất 1% và huỷ các chuyến bay nước ngoài cho đến cuối tháng 7. Đối thủ của hãng này – Virgin Australia đã phá sản vào tháng 4. Crown Resorts và Star Entertainment Group – đều nhắm đến khách hàng với khả năng chi tiêu mạnh đến từ châu Á, phải đóng cửa sòng bạc ở Australia khi lệnh phong toả được áp dụng. Ngành du lịch của Australia đã chật vật với tình trạng “huỷ chuyến” sau các vụ cháy rừng vào tháng 12 và tháng 1.
Theo Nhịp sống kinh tế
(http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/bloomberg-dong-cua-bien-gioi-nen-kinh-te-australia-tro-lai-thoi-tien-toan-cau-hoa-42020205194032404.htm)