Trên phạm vi toàn cầu, dự trữ ngô, lúa mì, đậu nành và gạo đang diễn ra ổn định hơn trước thời kỳ lạm phát lương thực. Trong khi một số loại thực phẩm tăng giá, rất nhiều loại khác chứng minh điều ngược lại. Giá của đường và ngô giảm do nhu cầu giảm từ các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học khi giá dầu giảm mạnh. Trong khi đó, phân bón và giá dầu thô thấp sẽ giúp bù đắp các chi phí gia tăng khác cho nông dân.
Tuy nhiên, với tỷ lệ nhiễm bệnh gia tăng, có những dấu hiệu đáng lo ngại khi các quốc gia đã có những động thái tương tự “cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh”. Kazakhstan đã cấm xuất khẩu kiều mạch và bột mì để bảo quản nguồn cung trong nước. Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, hạn chế việc buôn bán ở nước ngoài, dẫn đến nguy cơ đẩy giá thị trường lên cao.
Hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ như vậy không phải là chuẩn mực. Sau tất cả, xuất khẩu lúa mì của Kazakhstan chỉ chiếm 5%. Và thu hoạch ngũ cốc cũng rất hạn chế. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ tăng gần 5% trong năm nay, trong khi sản lượng gạo được cho là ổn định. Tuy nhiên, nguồn cung của các sản phẩm chính nên là vấn đề được tập trung. Với những hạn chế kéo theo và nhiều quốc gia đang lây lan bệnh nhanh chóng, khả năng phục hồi của giao thương thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Sau nhiều năm lạm phát thực phẩm ở mức thấp, một số yếu tố đã đẩy mạnh giá cả tăng lên ngay trước đại dịch covid-19: hạn hán nghiêm trọng ở Đông Nam Á và Úc; dịch cúm lợn ở châu Phi tại Trung Quốc đã tàn phá nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới; và gần đây hơn là những đàn châu chấu ở Kenya, Pakistan, Ấn Độ và hơn thế nữa. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc hồi tháng 1 cho biết, nếu không được kiểm soát, số lượng côn trùng phá hoại cây trồng có thể tăng 500 lần vào tháng 6. Một con châu chấu sa mạc có thể ăn khối lượng thực phẩm trong một ngày bằng trọng lượng của chính nó – khoảng 2 gram – và một bầy chứa hàng trăm triệu con.
Mặc dù giá vẫn còn thấp hơn so với năm 2008 hoặc 2011, nhưng tất cả đều có thể cảm nhận được tình hình có thể thay đổi nhanh như thế nào. Giá thực phẩm Trung Quốc đã tăng hơn 20% trong tháng Giêng so với cùng kỳ năm trước khi dịch bệnh bùng phát và giá thịt lợn tăng hơn gấp đôi. Gạo phải hứng chịu tác động kết hợp từ hạn hán, nhu cầu gia tăng từ các hộ gia đình dự trữ và hạn chế xuất khẩu. Giá gạo trắng Thái Lan tiêu chuẩn đã tăng trong sáu tuần liên tiếp, lên hơn 500 USD một tấn, mức cao nhất kể từ năm 2013. Những lợi ích như vậy sẽ kích thích nhiều chính sách kinh tế trục lợi, và cuối cùng gây thiệt hại cho tất cả.
Và sau đó là tình trạng lưu thông hàng hóa đình trệ do các lệnh phong tỏa ngăn chặn virus. Việc giao hàng và hậu cần đã gây nhiều rắc rối kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Rắc rối vận chuyển xuyên Thái Bình Dương cản trở xuất khẩu sang Trung Quốc từ Mỹ; Ở Trung Quốc, các nhà chăn nuôi đã phải vật lộn ngay cả trong nước khi họ không thể mua thức ăn chăn nuôi, và sau đó bị ngăn chặn vận chuyển thịt gia cầm và trứng ra thị trường. Đó là một vấn đề có thể dễ dàng lặp lại ở những nơi khác. Các thương nhân cà phê đã cảnh báo về sự gián đoạn: đóng cửa ở Brazil, El Salvador và Colombia, và thiếu hụt nguồn lao động, đang thúc đẩy sự biến động.
Lao động là một mối bận tâm khác. Các biện pháp ngăn chặn virus ngăn cản những nhà phân phối và người hái thuê di chuyển qua biên giới. Lao động di cư đến các trang trại ở Pháp, hoặc hướng tới hái trái cây ở Úc, có thể thấy khó khăn hơn. Bộ trưởng nông nghiệp Pháp vào tuần trước đã khuyến khích những người thất nghiệp đi làm cho các trang trại; và không rõ có bao nhiêu người hưởng ứng lời kêu gọi của ông, và bằng giá nào.
Công nhân cũng phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm bệnh. Điều đó đặc biệt đe dọa nhiều ngành thâm dụng lao động như các đồn điền dầu cọ hoặc các nhà máy chế biến thịt, theo Aurelia Britsch, người đứng đầu nghiên cứu hàng hóa tại Fitch Solutions chỉ ra. Trong nhiều trường hợp, các công nhân nhiễm bệnh tỏ ra bất hợp tác. Bang sản xuất cọ lớn nhất Malaysia Malaysia, Sabah, đã đóng cửa hoạt động ở một số quận cho đến giữa tháng 4 sau khi một số công nhân bị nhiễm virus.
Ở nhiều nơi trên thế giới, các chính sách phòng ngừa có thể có hiệu quả. Chẳng hạn, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, đã khuyến khích gieo hạt và cơ giới hóa vào đầu tháng 2, cũng như hỗ trợ chăn nuôi, và các “kênh xanh” giúp cho việc cho ăn, chăn nuôi và sản xuất. Chính phủ có thể khuyến khích thương mại, thay vì tích trữ lương thực cấp quốc gia. Khi virus lây lan, các quốc gia giàu có cũng nên hỗ trợ những nước đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia bị ảnh hưởng bởi phải nhập khẩu nhiều và tiền tệ suy yếu.
Sự gián đoạn sẽ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu không nhất thiết phải diễn ra.
Tham khảo Bloomberg
Theo ICTVietNam (http://ictvietnam.vn/canh-bao-nguy-co-khung-hoang-nguon-cung-thuc-pham-do-covid-19-4202084111430482.htm)