Trong vài ngày, Flybe – hãng vận chuyển trong khu vực của Anh đã ngừng hoạt động, nguyên nhân là do sự bùng phát của virus khiến họ cạn kiện nguồn tiền đột ngột. Norwegian Air đã không phản hồi về bình luận của O’Leary. Tuy nhiên, hãng đã huy động tiền mặt từ các cổ đông vào tháng 11, lần thứ ba trong vòng chưa đầy hai năm, họ đã cắt giảm chi phí và các tuyến bay không cần thiết, cũng như bán bớt tài sản, để tăng cường khả năng tài chính.
Trong khi bốn hãng hàng không lớn hiện kiểm soát 80% thị trường Mỹ, thì thị trường châu Âu vẫn bị phân mảnh, vốn bị cản trở bởi nhiều yếu tố như chính phủ, các hiệp định song phương… Các thương vụ sáp nhập sẽ diễn ra khi nhiều hãng hàng không “lấy lại” tuyến bay và thu hút khách hàng từ các đối thủ đã phá sản.
Sự sụp đổ của Flybe làm giảm sự cạnh tranh về giá vé trên các tuyến bay thường trùng với Ryanair và easyJet. Tương tự như vậy, sự thoái lui của Norwegian sẽ là bước đệm để hỗ trợ giá vé và lưu lượng hành khách của các đối thủ cạnh tranh. Mark Manduca – nhà phân tích của Citigroup, nhận định: “Sự lây lan của virus corona có thể đẩy nhanh ý tưởng về việc các hãng bay sáp nhập với nhau.” Ông cho biết thêm 35% thị trường khai thác đường bay ngắn của châu Âu đã thua lỗi vào năm 2019.
Sự lây lan của virus đang ảnh hưởng đến nhiều tuyến bay hơn, Lufthansa phải cắt giảm 50% chuyến bay và những các hãng khác cũng đưa ra động thái tương tự. Trong khi đó, những tác động rõ rệt đến lưu lượng hành khách vẫn chưa rõ ràng trong các số liệu đã được công bố.
Số lượng đặt phòng quốc tế đến châu Âu đã giảm 79% khi dịch bệnh bùng phát ở Ý, không nghi ngờ gì về sự sụt giảm sẽ còn tồi tệ hơn dịch SARS năm 2003. Việc này có thể khiến doanh thu của các hãng hàng không mất khoảng 113 tỷ USD, theo IATA.
Các giám đốc điều hành hãng hàng không vẫn bám lấy hy vọng về sự phục hồi “hình chữ V”, tương tự như khi dịch SARS xảy ra. Việc ngừng hoạt động trong 3 tháng sẽ khiến nợ ròng của Air France – KLM tăng gấp 7,7 lần lợi nhuận và Lufthansa là 12,4, theo tính toán của Citigroup. Nhưng đòn bẩy của Ryanair sẽ vẫn ở mức 1,2 là tương đối dễ kiểm soát, easyJet ở mức 1.9 và IAG là 3.5.
Hãng SAS của Thụy Điển đang thực hiện “các biện pháp mạnh mẽ” để kiểm soát tài chính khi giảm thời gian bay, cho nhân viên nghỉ việc tạm thời và đóng băng hoạt động tuyển dụng, một phát ngôn viên cho biết. TAP, được tư nhân hóa một phần vào năm 2015, cho biết việc cắt giảm chi phí và gia hạn nợ gần đây sẽ cho phép hãng “quản lý tốt hơn ngân quỹ của mình”.
Ngay cả khi cuộc khủng hoảng đe dọa các hãng hàng không lớn hơn, ít người cho rằng Air France-KLM hoặc Lufthansa sẽ bị chính phủ của họ ngó lơ. Tuy nhiên, các hãng lớn đang cảnh báo rằng sẽ không có sự hỗ trợ của nhà nước đối với các đối thủ nhỏ hơn.
“Có những hãng hàng không đang tìm kiếm sự viện trợ từ nhà nước trước khi điều này xảy ra”, ông Willie Walsh, cựa chủ tịch IAG. “Tôi không tin đây là cái cớ để những hãng hàng không yếu hơn yêu cầu viện trợ nhà nước”, Walsh nói.
Theo Trí thức trẻ (http://ttvn.toquoc.vn/kinh-doanh/nganh-hang-khong-chau-au-hung-chiu-con-dia-chan-do-covid-19-42020123103810664.htm)