Hàng Trung Quốc “khoác áo” Mumuso, Miniso… bày bán công khai giữa Hà Nội

Không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, bán hàng Trung Quốc nhưng quảng cáo là thương hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản…. là hàng loạt bê bối của các chuỗi cửa hàng Mumuso, Miniso, Daiso…

Truyền thông Hàn Quốc vừa đặt hàng loạt nghi vấn liên quan đến thương hiệu Mumuso Hàn Quốc bán hàng mạo danh. Một trong những nghi ngờ đáng chú ý là thương hiệu Mumuso dù đến từ Hàn Quốc nhưng trụ sở chính đặt tại Trung Quốc. Riêng tại Hàn Quốc, Mumuso là cái tên xa lạ, không có cửa hàng nào thuộc hệ thống bán lẻ.
Hàng Trung Quốc khoác áo Mumuso, Miniso… bày bán công khai giữa Hà Nội – Ảnh 1.

Để làm rõ thông tin, PV liên hệ đại diện truyền thông của chuỗi cửa hàng Mumuso Việt Nam nhưng vị này từ chối trả lời. Vị này nói: “Những thông tin mà báo chí phản ánh, chúng tôi sẽ tổ chức họp báo sớm nhất để giải đáp các thắc mắc”.

Khảo sát tại các cửa hàng của Mumuso ở Hà Nội, nhiều sản phẩm của thương hiệu này dán nhãn “Mumuso – Korea” nhưng có xuất xứ Trung Quốc.

Về việc này khi được hỏi, đại diện các cửa hàng Mumuso tại Hà Nội trả lời chưa thống nhất, gây nhẫm lẫn: “Hàng hóa tại Mumuso có nguồn gốc từ Hàn Quốc”, “Mumuso nhập hàng bên thứ 3, từ Hàn Quốc sang Trung Quốc rồi về Việt Nam…”.

Không chỉ thương hiệu Mumuso, các chuỗi cửa hàng của Miniso, Daiso Nhật Bản tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều điểm nhập nhèm, không rõ ràng nguồn gốc sản phẩm.

Cụ thể, nhiều sản phẩm của thương hiệu Daiso bày bán trong siêu thị Lotte Mart Đống Đa (Hà Nội), có xuất xứ Trung Quốc nhưng không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa.

Cửa hàng Daiso trong siêu thị Lotte Mark Đống Đa bán sản phẩm không có tem Tiếng Việt.

Việc cửa hàng Daiso không dán tem tiếng Việt, thiếu các thông tin trên sản phẩm dễ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng” – chị Trần Thị Tuyết Mai (quận Đống Đa) bức xúc.

“Nhắc đến Mumuso, Miniso, Daiso…nghĩ là đồ Hàn Quốc, Nhật Bản xịn nên mới đến và mua sắm. Tại sao mẫu mã, cửa hàng quảng cáo là Hàn Quốc mà lại bán hàng Trung Quốc? Rõ ràng như vậy dễ gây hiểu lầm, không trung thực, đánh lừa người tiêu dùng” – bạn Nguyễn Thị Thùy Dung, sinh viên đại học Ngoại ngữ Hà Nội bày tỏ quan điểm.

Việc không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt trên sản phẩm nhập khẩu đã vi phạm Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cách sử dụng và bảo quản, nhận biết hàng thật, hàng giả…

Theo Hữu Long – Đỗ Phương (Lao động)

Có thể bạn quan tâm

Cà phê có thành thức uống xa xỉ?

Giá cà phê tăng cao trong thời gian dài, nhiều doanh nghiệp lo ngại về …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *