Năm 2019: Nhìn lại những dấu mốc chứng minh Việt Nam là “ngôi sao” công nghệ của khu vực Đông Nam Á

Năm 2019: Nhìn lại những dấu mốc chứng minh Việt Nam là "ngôi sao" công nghệ của khu vực Đông Nam Á

Tờ KrASIA nhận xét Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là điểm đến đầu tư công nghệ tiếp theo trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2019. Hãy cùng nhìn lại các cột mốc công nghệ của Việt Nam trong 12 tháng qua.

Cách đây không lâu, chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trước Indonesia ở trận chung kết giải bóng đá vô địch SEA Games 30 đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi các chàng trai đã mang về chiếc huy chương vàng cho hàng chục triệu người hâm mộ cả nước sau 60 năm chờ đợi. Không chỉ trên sân cỏ, Việt Nam và Indonesia cũng là “kỳ phùng địch thủ” của nhau trên bình diện kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế Internet khu vực đang phát triển rầm rộ. Theo báo cáo của e-Conomy SEA năm 2019 của Google, Temasek, và Bain & Company, hai quốc gia này trong năm qua đã có mức tăng trưởng vượt trội so với các nước còn lại trong khu vực, với tỷ lệ lần lượt là 38% và 49%, vượt qua mức trung bình của khu vực là 33%.

Startup Việt Nam gọi vốn khủng

Hầu hết 3.000 startup Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng không vì thế mà các khoản đầu tư vào startup Việt lại nhỏ.

Đầu năm 2019, Momo nhận được khoản đầu tư 100 triệu USD từ quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân hàng đầu thế giới – Warburg Pincus (Mỹ). Vào thời điểm đó, đây là một trong những vòng gọi vốn thành công nhất của một startup Việt.

Năm 2019: Nhìn lại những dấu mốc chứng minh Việt Nam là ngôi sao công nghệ của khu vực Đông Nam Á - Ảnh 1.

Đến tháng 7, một kỷ lục khác đã được thiết lập thông qua SoftBank Vision Fund và quỹ GIC của Chính phủ Singapore, cùng nhau rót 300 triệu USD vào nhà cung cấp giải pháp thanh toán Việt Nam VNPAY.

SoftBank Ventures Asia cũng là một trong những nhà đầu tư lớn của Sendo – một trong những nền tảng thương mại điện tử C2C và B2C hàng đầu Việt Nam. Trong vòng Series C, Sendo được đầu tư 61 triệu USD. Sendo tạo ra sự khác biệt bằng cách không quá tập trung vào thị trường ở 2 thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM, thay vào đó, họ tập trung khai thác các tỉnh/thành phố khác nơi 70 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc.

Vào tháng 10, Scommerce – một startup về giao vận, logistics của Việt Nam, sở hữu các thương hiệu giao hàng như Giao hàng nhanh và Ahamove, đã được Tập đoàn đầu tư Temasek của Chính phủ Singapore rót 100 triệu USD.

Nhìn chung, các khoản đầu tư lớn đổ Việt Nam chủ yếu nhắm vào các lĩnh vực đang phát triển nhanh trên đất nước trên cơ sở mức tiêu dùng và chi tiêu nội địa ngày càng tăng. Hồi tháng 8, báo cáo đầu tư công nghệ Việt Nam 2019 do ESP Capital và Cento Ventures thực hiện dự báo thị trường Việt Nam năm nay sẽ thu hút 800 triệu USD vốn đầu tư vào các công ty công nghệ. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng con số này có thể đạt mức 1 tỷ USD, vì nhiều giao dịch đầu tư trong nước có thể vẫn chưa hoặc không được tiết lộ.

Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

Samsung đã chấm dứt sản xuất điện thoại thông minh tại Trung Quốc vào tháng 10, chuyển hoạt động sang Việt Nam và Ấn Độ. Trước Samsung, nhiều công ty công nghệ khác cũng đã chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất tiếp theo của họ để tránh bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc kinh tế của thế giới. Họ bao gồm Google (điện thoại thông minh Pixel), Apple (AirPods) và Nintendo (Switch). Facebook cũng cho biết họ sẽ sản xuất kính thực tế ảo Oculus VR tại quốc gia này.

Năm 2019: Nhìn lại những dấu mốc chứng minh Việt Nam là ngôi sao công nghệ của khu vực Đông Nam Á - Ảnh 2.

Các nhà đầu tư tin rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức rất lớn khi cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất của đất nước vẫn chưa ngang tầm với Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang KrASIA, Nick Nash, đồng sáng lập và đối tác quản lý của Asia Partners, đã lưu ý rằng về mặt kinh tế thuần túy, không ai thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại vì những xáo trộn và bất ổn. Khả năng điều hướng những điều kiện đó và nắm bắt những cơ hội mới trong sản xuất công nghệ cao của Việt Nam là vẫn còn chưa chắc chắn.

Cuộc ứng dụng gọi xe công nghệ

Vào tháng 4/2018, Uber rời khỏi Đông Nam Á để lại cho Grab cơ hội vượt lên trước trong khu vực, bao gồm cả tại Việt Nam. Grab hiện đã có mặt tại 43 tỉnh, thành phố với mạng lưới khoảng 190.000 tài xế ô tô và xe máy. Hồi tháng 8, Grab công bố khoản đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam và cũng đã mở rộng mạnh mẽ ở các ngành dọc khác tại Việt Nam.

Thống kê của ABI cho biết 6 tháng đầu năm, trong 200 triệu chuyến xe ở Việt Nam được đặt qua các ứng dụng, Grab chiếm tới 146 triệu chuyến, tương đương 73% thị phần. Đối thủ đáng chú ý nhất của Grab là Gojek (GoViet tại thị trường Việt Nam) được cho là đang ở trong tình trạng “hụt hơi”, đặc biệt là về tình trạng hỗn loạn lãnh đạo. Tại Việt Nam, Gojek chưa thể triển khai GoPay (thanh toán không dùng tiền mặt) và GoCar (dịch vụ thuê xe) để cạnh tranh với Grab.

Năm 2019: Nhìn lại những dấu mốc chứng minh Việt Nam là ngôi sao công nghệ của khu vực Đông Nam Á - Ảnh 3.

Có thể bạn quan tâm

Đại gia đất nền “ôm” tham vọng đầu tư 31.000 tỷ làm 40.000 căn NOXH, tháng 11 sẽ ra mắt dự án quy mô gần 27 ha ở Bình Dương

Chia sẻ tại một tọa đàm, bà Đặng Thị Kim Oanh – Chủ tịch HĐQT …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *